Học tập đạo đức HCM

Khuyến ngư để hướng đến xuất khẩu

Thứ tư - 05/02/2014 22:26
Để thực hiện tốt công tác khuyến ngư năm 2014, cần tiến hành đồng bộ công tác xây dựng mô hình trình diễn gắn liền với đào tạo và thông tin tuyên truyền. Đây cũng là nhận định của ông Kim Văn Tiêu (ảnh) - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khi trao đổi ý kiến cùng Thủy sản Việt Nam.

Ông có thể cho biết điểm nổi bật của hoạt động khuyến ngư năm 2013?

2013 là năm thắng lợi của ngành thủy sản. Mặc dù khó khăn vẫn chồng chất (như: dịch bệnh nhiều, bão lụt, thị trường không ổn định) nhưng năm nay tổng sản lượng thủy sản đến tháng 11 ước đạt 5,5 triệu tấn, tăng 2,5% so cùng kỳ năm ngoái (trong đó: sản lượng khai thác đạt 2,6 triệu tấn, tăng 3,2%; sản lượng nuôi trồng đạt 2,9 triệu tấn, tăng 2,3%). Để có được kết quả đó, cùng với sự nỗ lực của hơn 4 triệu ngư dân không quản một nắng hai sương trên sông hồ và kiên trì bám biển, không sợ hy sinh gian khổ, còn có sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Bộ NN&PTNT và các địa phương (đặc biệt là ban hành các chính sách kịp thời tháo gỡ khó khăn). Ngoài ra, công tác khuyến ngư cũng góp phần quan trọng trong thành tích đạt được của ngành; 24 dự án khuyến ngư được Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia triển khai năm 2013 đều đạt và vượt mục tiêu đã đề ra.

 

Trong năm qua, nhiều chuyên đề Diễn đàn @ Nông nghiệp về khuyến ngư được Trung tâm triển khai cho hiệu quả cao. Ông đánh giá thế nào về hoạt động này?

Diễn đàn là cơ hội và điều kiện để nhà nông, nhà khoa học, chủ trang trại và doanh nghiệp trao đổi những bức xúc, những khó khăn gặp phải trong sản xuất. Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức 28 diễn đàn, trong đó có 6 diễn đàn khuyến ngư, mỗi diễn đàn bình quân có 320 đại biểu, ngư dân chiếm 70%, tổng số câu hỏi được trả lời trực tiếp tại diễn đàn là 240; không khí tại hầu hết các diễn đàn rất nóng và rất trí tuệ. Nông dân muốn trao đổi trực tiếp những vấn đề mà họ không trả lời được khi thực tế gặp phải. Sau mỗi điễn đàn trở về sản xuất họ lại tiếp tục trao đổi với chuyên gia và đề nghị được tư vấn qua điện thoại. Các diễn đàn đều thiết thực, bổ ích, nông dân cũng rất hài lòng và họ đề nghị tổ chức nhiều hơn nữa; số nông dân đến dự cũng nói lên tính hấp dẫn của diễn đàn.

Phát triển nuôi cá nước lạnh là điểm nhấn của hoạt động khuyến ngư năm 2013          

Thời gian tới, để các diễn đàn khuyến ngư phát huy hiệu quả hơn nữa, theo ông phải làm những gì?

Diễn đàn tổ chức khi mùa vụ sắp bắt đầu hoặc chí ít cũng vào lúc cao điểm của mùa vụ. Ví dụ: diễn đàn "Phòng và trị bệnh cá nước ngọt" thì phải tổ chức vào tháng 3 hoặc 4, nhưng lúc đó kinh phí chưa được duyệt nên rất khó thực hiện đúng thời điểm. Mặt khác, chúng tôi đang cố gắng biên soạn lại tất cả những câu hỏi và câu trả lời của chuyên gia để in thành tài liệu, ít nhất thì những câu hỏi và câu trả lời đó cũng có giá trị tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn.

Mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng triển khai hoạt động khuyến ngư gặp vẫn gặp không ít khó khăn. Theo ông, khó khăn lớn nhất ở đây là gì?

Kinh phí đầu tư cho khuyến nông nói chung và khuyến ngư nói riêng còn rất thấp so với nhu cầu của nông, ngư dân. Thấy dân khó khăn, mô hình thì hiệu quả nhưng không có kinh phí để đầu tư - Đó là nỗi buồn của những người làm khuyến nông. Có giám đốc Trung tâm Khuyến nông ở một tỉnh nói kinh phí đầu tư cho khuyến nông một năm không bằng cái cống của thủy lợi. Nhìn sang Thái Lan, thấy kinh phí đầu tư cho khuyến nông của họ hơn ta 20 lần (thời điểm 2009). Một khó khăn khác nữa là dịch bệnh vẫn còn gây thiệt hại lớn cho nông, ngư dân; rồi thị trường bấp bênh, không ổn định… Đó là những khó khăn lớn mà khuyến nông đang gặp phải.

 

Định hướng và mục tiêu của hoạt động khuyến ngư năm 2014?

Năm 2014, Chính phủ đã có Quyết định 899 về tái cơ cấu ngành, Bộ NN&PTNT cũng đã phê duyệt chương trình khuyến nông trọng điểm. Hoạt động khuyến ngư phải bám sát vào đó nhưng không thể nóng vội. Năm 2014 - 2016, Bộ NN&PTNT phê duyệt 3 dự án khuyến ngư về khai thác; nuôi tôm sú, tôm thẻ và nuôi ngao giống. Cả 3 dự án này đều hướng tới xuất khẩu và tạo ra sản phẩm an toàn; đây là hướng đi đúng và phù hợp yêu cầu hiện nay.

Để đạt mục tiêu đề ra, chúng ta phải tiến hành đồng bộ trong công tác khuyến ngư, tức là xây dựng mô hình trình diễn gắn liền với đào tạo và thông tin tuyên truyền. Trong đào tạo, có đào tạo trong mô hình (cho những người trực tiếp làm mô hình), sau đó là đào tạo ngoài mô hình (cho những người có nhu cầu nhân rộng); hình thức này là nông dân nói cho nông dân nghe, trao đổi kinh nghiệm cho nhau sau khi xây dựng mô hình, qua đánh giá thấy rất hiệu quả. Thông tin tuyên truyền là bước tiếp theo, có nghĩa một người làm phải nhiều người biết, một người làm rồi giới thiệu, hướng dẫn cho nhiều người làm theo.

Vũ Mưa 
Nguồn: thuysanvietnam.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập649
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm648
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại736,118
  • Tổng lượt truy cập93,113,782
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây