Xuất khẩu gạo, vẫn thiếu ăn
Đề dẫn hội thảo cho biết: Biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng ảnh hưởng rõ rệt đến ngành SX lúa gạo của VN. Khô hạn, úng ngập, đất nhiễm mặn, dịch hại và các vấn đề SX lúa gạo theo chuỗi giá trị ngày càng trở nên thách thức đối với ngành nông nghiệp. Do vậy việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa chống chịu và các kỹ thuật quản lý tổng hợp để giảm thiểu tác hại của BĐKH là nhiệm vụ cấp bách.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những định hướng mang tính chiến lược trong nghiên cứu lúa thích ứng với BĐKH như cần ưu tiên chọn tạo giống lúa có TGST ngắn, năng suất cao; tạo giống lúa lai ưu tiên các tổ hợp lai 3 dòng hướng năng suất, chất lượng cao, lúa lai 2 dòng thích ứng rộng, lúa lai nhiệt đới...
VN là nước XK gạo lớn thứ 2 thế giới, song cũng chỉ đáp ứng ANLT cấp Quốc gia mà chưa đáp ứng ANLT cấp hộ gia đình. Theo dự thảo đề án ANLT Quốc gia thì hiện nay vẫn còn 6,7% dân số thiếu lương thực; trong đó địa bàn nông thôn là 8,7%. Khoảng 1 triệu đồng bào miền núi quanh năm ăn ngô, khoai, sắn thay cơm; khả năng tiếp cận lúa gạo hạn chế do thu nhập thấp.
Nhiều năm qua, VN hướng vào SX lúa năng suất cao (trên 10% diện tích lúa lai, khoảng 730.000 ha) nhằm đáp ứng nhu cầu ANLT và XK. Các giống năng suất, ngắn ngày để có thể thâm canh tăng vụ (thậm chí 3 vụ/năm). Điều này làm cho SX chưa hiệu quả và bền vững, không có khoảng thời gian cách ly đủ dài để đảm bảo sâu bệnh không truyền từ vụ nọ sang vụ kia, đất không có thời gian nghỉ, sử dụng phân bón liều lượng cao... Tất cả các điều này làm suy giảm sức SX của đất và tăng phát thải khí nhà kính.
Nông dân rất cần bộ giống tốt chống chịu điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên
PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc VAAS đưa ra đánh giá của Cục Trồng trọt năm 2010, tại ĐBSCL lợi nhuận lúa HT (giá sàn 4.000 đ/kg) chỉ đạt từ 19-24% thấp dưới mức quy định của Chính phủ là nông dân phải có lời ít nhất 30%. Thêm nữa, theo WB (2009), trong chuỗi giá trị lúa gạo, người nông dân được hưởng ít nhất, chỉ khoảng 240 USD/năm, nếu gia đình đó có 1 ha đất canh tác, mà điều này không phải ai cũng có được.
Ông Bộ đặt câu hỏi: “VN sẽ hướng theo kịch bản nào của chiến lược SX lúa gạo với 3,8 triệu ha đất lúa như NĐ 42/2012 của Chính phủ đã quy định? Trong khi chúng ta đang trồng lúa trên 4,1 triệu ha. Dự kiến mức tiêu thụ 100 kg/người và dân số ổn định ở mức 120 triệu người thì chúng ta sẽ tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn gạo (tương đương 18 triệu tấn lúa/năm)”.
Nông dân là chủ thể
TS Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chính sách, chiến lược phát triển NN-NT khẳng định: “Người quyết định SX lúa ở nước ta là nông dân. Nếu các nhà hoạch định chính sách không có những quyết sách phù hợp thì người dân sẽ chuyển trồng lúa sang trồng màu hoặc cây khác, thậm chí bỏ hoang ruộng”.
Đồng quan điểm với TS Bình, ông A Chim Dober mann- Phó TGĐ IRRI cho rằng, muốn chất lượng lúa được nâng lên thì chính người tiêu dùng và nhà chế biến sẽ quyết định giống lúa nào cần sử dụng.
Ông Phạm Đồng Quảng cũng khuyến cáo là việc lấy đất lúa vào làm công nghiệp hay các công trình phúc lợi khác nếu không tính toán kỹ như một số nơi san lấp để bỏ hoang cho cỏ mọc là điều rất đáng tiếc. Bên cạnh đó, diễn biến của BĐKH cũng đang có nhiều bất lợi cho SX, nhất là mưa lũ, hạn hán ở miền Trung, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, rét đậm rét hại kéo dài ở miền Bắc…Những điều đó cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ để đưa ra các giải pháp hữu hiệu. |
Từ đó, buộc người SX sẽ phải lựa chọn bộ giống tốt đưa vào sử dụng. Đây chính là điều kiện cho các Cty giống thúc đẩy phát triển, góp phần đắc lực vào việc cùng nhà hoạch định làm thay đổi cơ cấu giống, mùa vụ một cách hiệu quả nhất.
Cũng theo TS Vũ Trọng Bình thì nhất quyết phải nhìn thấy được “vùng lõi” trong toàn diện cánh đồng để có chiến lược đầu tư. Khi nhìn thấy ‘vùng lõi” có nhiều lợi thế để SX lúa và không chỉ 5 hay 10 năm ngay cả hàng trăm năm sau, ở đó vẫn phù hợp cho SX lúa thì chúng ta nên ưu tiên cho đầu tư vào “vùng lõi” để sinh ra hạt lúa”.
"Cánh đồng mẫu lớn không phải bây giờ mới làm. Nó đã hình thành từ trước đó lâu rồi. Ngày trước, cánh đồng đó chỉ có 1 người hoặc 1 ban HTX phụ trách, nay cánh đồng đó có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người phụ trách. Vậy thì chính sách phải như thế nào để mà đáp ứng được sự hợp tác đồng bộ của hàng trăm, hàng ngàn hộ dân đó cùng tham gia SX để cánh đồng mẫu lớn thực sự có sức hấp dẫn", ông Bình cho hay.
TS Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, giai đoạn 2000- 2010 cả nước giảm 370.000 ha lúa, riêng 5 năm đầu giảm 302.000 ha, bình quân mỗi năm giảm 61.000 ha đất lúa. Mặc dù diện tích giảm song năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng nhờ các chính sách kích cầu phát triển của Nhà nước và sự đầu tư thâm canh tăng năng suất của nông dân.
Thân Vĩnh
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã