Học tập đạo đức HCM

Làm ‘cánh đồng liên kết’ như... đi học mẫu giáo!

Chủ nhật - 25/08/2013 04:12
Tái cơ cấu nông nghiệp ví như quá trình đi học, ở đó làm ‘cánh đồng liên kết’ như học mẫu giáo trước khi có thể lên học đại...

Câu chuyện về giải pháp cho phát triển nông nghiệp tại Đồng Tháp, nơi được kỳ vọng đi tiên phong trong tái cơ cấu nông nghiệp, sẽ là đốm sáng để rồi lan tỏa ra ĐBSCL và cả nước, đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ nhiều phía.

Quá nhiều doanh nghiệp tham gia cũng lo...

Là người nhiều tâm huyết và khẳng định quyết tâm cùng hệ thống chính trị thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp một cách hiệu quả như một cách để “trả nợ” cho nông dân, ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đã rất thận trọng khẳng định: Để đưa nông nghiệp phát triển đi vào chiều sâu, tái cơ cấu nông nghiệp là một nhu cầu bức xúc. Tuy nhiên, thực hiện tái cơ cấu không thể vội vã, phải làm quyết liệt nhưng thận trọng. Bởi tái cơ cấu nông nghiệp không thể thành công qua một, hai mùa vụ mà phải mất nhiều năm, trải qua nhiều bước đi, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa kiến nghị Trung ương điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách. 

 

Mô hình cánh đồng liên kết đang được coi là bước đi đầu quan trọng cho tái cơ cấu nông nghiệp.

Đồng tình với quan điểm này, nhưng ông Nguyễn Văn Công, Bí thư Huyện ủy Tam Nông (Đồng Tháp) vẫn lưu ý: Tái cơ cấu nông nghiệp, nếu nói liên kết “4 nhà”, thì nông dân và doanh nghiệp phải là chủ lực, phải phát huy hết thế mạnh của mình để hỗ trợ nhau. Và, muốn tái cơ cấu hiệu quả, phải khắc phục ngay một số nhược điểm đang tồn tại trong ngành nông nghiệp là làm mà không biết bán cho ai. Hay có suy nghĩ nông nghiệp dễ quá, ai làm cũng được, thậm chí không biết làm gì thì mới đi làm nông nghiệp. “Làm như thế, không thể có năng suất cao, chất lượng tốt”- ông Công nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo ông Công, thực tế tại nông thôn, nhiều nông dân hiện nay đang có “bệnh” không tin ai. Vì thế, có khuyến cáo cái này thì họ làm cái khác, làm cho mình khác người khác. Có nhà khoa học khi triển khai việc gì đó lại không tin nông dân sẽ làm được việc. Nông dân cũng không tin nhà khoa học. Cho nên, nông dân cứ làm theo cách cũ, cách của riêng mình, không mặn mà với đổi mới.

Vì thế, để triển khai có hiệu quả cánh đồng liên kết như tỉnh Đồng Tháp đang và sẽ làm, ông Công nói một cách hình ảnh rằng, bước đi của tái cơ cấu từ “cánh đồng liên kết”, “cánh đồng mẫu lớn”... là bước đầu. Đó phải được coi như quá trình đi học. Làm cánh đồng mẫu lớn nay liên kết cũng như học mẫu giáo, trước khi có thể học đại học. Nhưng không có nghĩa là cứ ai đi học mẫu giáo là sẽ tốt nghiệp đại học. Cho nên, ông Công đề nghị: cần thống nhất đích đến chung, còn mỗi nơi có cách làm khác nhau cho phù hợp thực tiễn.

Về sự tham gia của doanh nghiệp liên kết với nông dân trong sản xuất và bao tiêu nông sản, ông Công còn cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp tham gia vào liên kết đang như một phong trào. Doanh nghiệp nào tham gia cũng được khiến vừa mừng vừa lo. Mừng vì vào là tốt, nhưng nếu quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào thì có thể có cả doanh nghiệp yếu, thậm chí doanh nghiệp... dỏm. “Nếu gặp doanh nghiệp dỏm sẽ làm mất niềm tin của nông dân. Cho nên cần thận trọng” – ông Công nhấn mạnh.

Hơn thế, theo ông Công, làm ‘cánh đồng liên kết’ có thể giải quyết được một số việc như: cung ứng vật tư, xuống giống đồng loạt, bao tiêu sản phẩm,... nhưng chưa giải quyết được vấn đề nhiều ông chủ nhỏ trong cùng một mảnh đất. Cần phải có cơ chế để xử lý vấn đề này.

Phải hỏi ý kiến người dân trước khi làm

Ông Đoàn Văn Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Võ Thị Thu Hà, đơn vị nhiều năm liên kết với người nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, cho rằng: Muốn tái cơ cấu thành công, trước tiên phải xây dựng được mô hình hợp tác xã kiểu mới. Hợp tác xã đó sẽ thay mặt nông dân để ký kết hợp đồng bán nông sản cho doanh nghiệp, đồng thời hợp tác xã phải giám sát quá trình sản xuất hợp tiêu chuẩn. Trong đó, phải xây dựng được đội ngũ nhân lực hợp tác xã đủ năng lực để điều hành sản xuất của nông dân, tránh sản xuất tự phát.

Bởi, kinh nghiệm của công ty Võ Thị Thu Hà đi đầu tư liên kết với nông dân, có nơi công ty không dám đầu tư, vì năng lực ban quản lý hợp tác không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, hợp tác xã phải có năng lực về kho trữ để bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cùng với doanh nghiệp, để nâng cao chất lượng nông sản. Nếu cứ phụ thuộc, trông chờ và “giao hết cho doanh nghiệp thu mua, bao tiêu lúa tươi ngay khi thu hoạch thì doanh nghiệp không đủ sức”- ông Hiền đề nghị.  

Còn chuyên gia kinh tế giảng dạy thuộc chương trình Fulbright, TS Phan Chánh Dưỡng, đồng ý với việc phải quyết tâm tái cơ cấu nông nghiệp. Và, việc chọn Đồng Tháp làm điểm xuất phát mở đầu là đúng đắn. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, “quyết tâm làm thì phải thực hiện trong ít nhất 10 đến 20 năm, chứ không được để xảy ra tình trạng thay đổi lãnh đạo là lại thôi, bỏ chạy”.

Đồng thời, ông Dưỡng cũng có đề xuất, dù tái cơ cấu chọn ngành hàng gì, quyết nuôi con gì, trồng cây gì thì cũng phải chú ý tìm cách tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đó là “phải bắt đầu từ nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng chứ không phải bắt đầu từ người sản xuất. Người tiêu dùng phải đi trước thì mới thúc đẩy sản xuất tăng lên”.

Là người gắn trực tiếp với cơ sở nhiều năm, ông Lê Thành Công, Bí thư Huyện hủy Châu Thành (Đồng Tháp) còn lưu ý: Muốn thực hiện tái cơ cấu, cần cả hệ thống chính trị vào cuộc. Và nếu xây dựng đề án tái cơ cấu, thì “phải có tuyên truyền, hội nghị trực tiếp tới các hội nông dân, hộ nông dân, hợp tác xã. Sau đó xin ý kiến nông dân xem những bước đi trong đề án có thực hiện được hay không. Bởi đề án tái cơ cấu là chủ trương, kế hoạch, hướng dẫn... còn người thực hiện là nông dân, cán bộ cơ sở”- ông nhấn mạnh./.
 

P.V (theo VOV)

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập466
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm465
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,172
  • Tổng lượt truy cập90,284,565
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây