Học tập đạo đức HCM

Mối đe dọa của loại vi rút heo chết người mới

Chủ nhật - 27/05/2018 21:04
Nghiên cứu cho thấy một loại vi rút heo mới được xác định gần đây có thể gây ra mối đe dọa chết người đối với con người.
 

Các nhà khoa học lo sợ rằng vi-rút deltacorona heo có thể lây sang người với hậu quả chết người
Các nhà khoa học lo sợ rằng vi-rút deltacorona heo có thể lây sang người với hậu quả chết người
  

Các thí nghiệm cho thấy virus deltacorona heo, được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2012, dễ dàng lây nhiễm giữa các tế bào của các loài khác nhau, bao gồm cả người. 

Tác nhân gây bệnh này chứng tỏ những điểm tương đồng với các vi rút chết người gây bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) đã từng cướp đi hơn 1.000 sinh mạng. 

GS. Linda Saif, người đã tham gia trong nghiên cứu tại Đại học bang Ohio, cho biết: "Chúng tôi rất lo ngại về các vi rút corona mới xuất hiện cũng như những tác hại mà chúng có thể gây ra cho động vật và khả năng lây nhiễm sang người." 

Khi được xác định lần đầu tiên trên heo ở Trung Quốc, vi-rút deltacorona heo không liên quan đến bệnh. 

Vi-rút cùng họ với MERS
Vi-rút cùng họ với MERS
  

Sau đó, trong năm 2014 nó được thấy là nguyên nhân của một ổ dịch tiêu chảy trên heo ở Ohio, Mỹ. Kể từ đó, vi rút đã xuất hiện trên heo ở nhiều quốc gia. 

Những con heo nhỏ nhiễm bệnh sẽ bị tiêu chảy cấp và ói mửa và có thể chết. 

Nghiên cứu mới được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cho thấy vi rút này nhắm vào một phân tử thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. 

Khi gắn vào thụ thể, một enzyme đa chức năng được gọi là aminopeptidase N cho phép vi-rút tiếp cận với vật chủ. 

Trong phòng thí nghiệm, vi rút không chỉ gắn với với các thụ thể ở heo như dự kiến, mà còn ở cả gà, mèo và người. 

TS. Scott Kenney, nhà nghiên cứu hàng đầu của Đại học bang Ohio, cho biết: “Thụ thể giống như ổ khóa cửa, nếu vi rút mở được khóa, thì nó có thể xâm nhập vào tế bào và lây nhiễm cho vật chủ. 

"Từ thời điểm đó, vấn đề chỉ là liệu nó có thể tái tạo trong các tế bào và gây bệnh trên động vật và người đó không." 

Cho đến nay chưa có người nào được biết là bị nhiễm vi rút deltacorona heo. 

Nhưng có những điểm tương đồng đáng sợ giữa vi rút heo và vi-rút Sars và Mers, các nhà nghiên cứu cho biết. 

Năm 2002 và 2003, vụ dịch Sars bắt đầu ở Trung Quốc đã gây ra 774 ca tử vong ở 37 quốc gia. 

Các nhà khoa học sau đó đã tìm ra rằng vi rút Sars bắt nguồn từ dơi trước khi lây sang người. 

Vi-rút Mers được cho là đã lây nhiễm sang người từ lạc đà. Dịch Mers vẫn đang tiếp diễn ở Ả-rập Xê-út cho đến nay đã gây ra 1.800 ca nhiễm và 708 ca tử vong. 

 

Cẩm Tú (Theo Telegraph)
Báo Dân Trí


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại216,250
  • Tổng lượt truy cập90,279,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây