Học tập đạo đức HCM

Theo chồng bỏ việc về quê khởi nghiệp trồng nấm, đếm tiền rủng rỉnh

Thứ bảy - 26/05/2018 21:14
Chồng đang làm cho một doanh nghiệp chế biến dầu cá ở Bình Dương với mức lương khá, bất ngờ bỏ việc về quê khởi nghiệp với nghề trái tay: Trồng nấm. Thế nhưng chị Châu vẫn quyết định ủng hộ và đã thành công với quyết định có phần... “liều” ấy.
 
   
 
 

 theo chong bo viec ve que khoi nghiep trong nam, dem tien rung rinh hinh anh 1

Chị Đào Lê Bảo Châu với sản phẩm bonsai nấm linh chi tại một cuộc thi Khởi nghiệp ở TP.HCM. Ảnh: Quốc Hải

Đến ấp Hưng Thành Tây, xã Mỹ An Hưng A (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) hỏi “Nhã nấm” (anh Trần Phong Nhã, SN 1987), hầu như ai cũng biết vì anh là gương 8X nổi tiếng về khởi nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. Thế nhưng, trao đổi với chúng tôi, anh Nhã lại cười cười bảo: “Em là người... ‘đứng mũi chịu sào’ thôi chứ vợ em (chị Đào Lê Bảo Châu - PV), cô ấy còn rành về cây nấm hơn em. Hơn nữa, thành công của em cũng là nhờ vợ ủng hộ hết mình”.

Theo chồng bỏ việc về quê làm... “liều”

Vừa tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chuyên ngành Công nghệ hóa học, “Nhã nấm” vào làm việc cho một công ty chế biến dầu cá tại Bình Dương với mức lương "cứng" 9 triệu đồng/tháng (chưa tính tăng ca). Đây cũng là mức lương rất khá đối với những sinh viên mới ra trường thời điểm đó. Nhưng chỉ làm vài năm, nhận thấy bản thân cần có những bước đi mới, năm 2013, Nhã quyết định khăn gói về quê khởi nghiệp với nghề hoàn toàn trái tay - trồng nấm. Gọi là nghề trái tay vì Nhã chưa hề có kiến thức gì về nấm mà chỉ mới biết qua các kênh truyền hình, báo chí.

“Hồi đó, qua báo chí, nhận thấy nấm linh chi, nấm bào ngư đem lại nguồn kinh tế cao và thích hợp với điều kiện nuôi trồng tại địa phương, em quyết định về quê đi tìm tòi, học hỏi cách xây dựng mô hình trang trại trồng nấm linh chi, nấm bào ngư. Lúc nói với Châu về quyết định này, tưởng sẽ bị phản đối ai dè cô ấy đồng ý, thậm chí 2 chúng em còn chở nhau đi học nghề ở các trang trại trồng nấm”, Nhã nhớ lại.

 theo chong bo viec ve que khoi nghiep trong nam, dem tien rung rinh hinh anh 2

Chị Đào Lê Bảo Châu với các tai nấm linh chi mới hái. (Ảnh: NVCC)

Sau khi 2 vợ chồng học được một ít kiến thức về nghề trồng nấm linh chi, tận dụng diện tích đất vườn nhà cùng nguồn nguyên liệu mùn cưa gỗ thu mua được với giá mềm, nguồn lao động sẵn có tại địa phương, vợ chồng anh Nhã quyết định dồn hết 150 triệu đồng vốn liếng dành dụm để bắt tay trồng thử.

Sau nhiều tháng trồng thử nghiệm, do kỹ thuật chăm sóc không phù hợp nên nấm nuôi trồng bị chết rất nhiều, ước tính thiệt hại khoảng 100 triệu đồng.

“Lần đầu trồng nấm chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa, khí hậu cũng không thích hợp nên nấm bị chết nhiều. Những tưởng vợ tôi sẽ ngăn cản nhưng không ngờ cô ấy tiếp tục động viên, rồi cùng tôi nghiên cứu tìm phương án và kỹ thuật phù hợp. Sau khi cải tạo và lợp lại mái trang trại, tiến hành gieo cấy nấm đúng mùa để tranh thủ thời tiết phù hợp, kết quả là số phôi giống gieo cấy đã cho nấm thành phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng”, anh Nhã chia sẻ.

“Thấy ảnh say mê quá nên em cũng quyết định ủng hộ đến cùng. “Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn” mà. Bây giờ nghĩ lại cũng còn run, hồi xưa ở quê mà quyết định bỏ cả hơn trăm triệu đồng khởi nghiệp với cái nghề mình chưa biết gì đâu phải dễ”, chị Bảo Châu tâm sự.

 theo chong bo viec ve que khoi nghiep trong nam, dem tien rung rinh hinh anh 3

Các sản phẩm chế biến sau thu hoạch từ trại nấm Phong Nhã được trưng bày tại hội chợ khởi nghiệp ở TP.HCM. Ảnh: Quốc Hải

Hỏi về kỹ thuật trồng nấm linh chi, “Nhã nấm” cũng chia sẻ: “Nuôi trồng nấm cũng như nuôi nấng trẻ con, phải dành tình yêu, chăm sóc, vun vén cẩn thận mới mong ra đời những tai nấm tươi ngon. Hơn nữa, linh chi cũng là loại nấm khó trồng nên đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiệt độ nhà trồng phù hợp là 25 - 30 độ C, độ ẩm từ 85% - 90% là thích hợp nhất, vì vậy cần tưới nước và tạo độ ẩm thường xuyên để cây nấm phát triển tốt. Thông thường, nếu điều kiện thuận lợi thì sau hơn 3 tháng có thể thu hoạch”, anh Nhã thông tin.

Thu nhập “rủng rỉnh”

Từ một trại nấm quy mô vài trăm m2, đến nay trang trại của “Nhã nấm” đã mở rộng quy mô 2.000 m2 với 16 trại nấm (trong đó, diện tích trồng nấm hơn 1.500 m2 và hệ thống nhà xưởng chế biến sản phẩm khoảng 500 m2). Theo chị Châu, hiện tại sản lượng nấm thu hoạch của gia đình vào khoảng 150 kg/tháng đối với nấm linh chi, khoảng 40kg nấm bào ngư/ngày. Với giá bán khoảng 800 ngàn đồng/kg nấm linh chi và 30.000 đồng/kg với nấm bào ngư, mỗi tháng gia đình anh chị thu nhập khá ổn.

“Thời gian qua, chồng em có tham gia các dự án khởi nghiệp trong tỉnh và trên cả nước nên sản phẩm nấm sạch của gia đình cũng được nhiều người biết đến. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của gia đình hiện nay khá rộng, ngoài thị trường trong tỉnh, em còn cung ứng hàng đi TP.HCM, Bình Dương...”, chị Châu thông tin thêm.

 theo chong bo viec ve que khoi nghiep trong nam, dem tien rung rinh hinh anh 4

Một sản phẩm chế biến từ nấm của "Nhã nấm". Ảnh: Quốc Hải

Trong khi đó, “Nhã nấm” cũng cho biết anh đang nghiên cứu các sản phẩm nấm linh chi, bào ngư qua sơ chế và đóng gói mang thương hiệu “Hương Hoa Đất” và bước đầu đã nhận được phản ứng tích cực từ khách hàng.

“Vợ chồng em xác định nếu chỉ sản xuất và bán nấm tươi thì nhiều khi còn phụ thuộc vào thương lái, giá cả có khi cũng bị ép nhưng nếu nghiên cứu công nghệ chế biến sau thu hoạch thì không những giá cả ổn định mà còn mang về giá trị lớn hơn so với bán tươi”, anh Nhã khẳng định.

Hiện tại, trại nấm Phong Nhã không chỉ cung ứng nấm tươi, nấm linh chi sấy khô, sắt lát, nấm bào ngư rim mà còn đang liên hệ với một số công ty Dược để làm sản phẩm nấm bột, bào tử nấm với mật ong... Ngoài ra, dịp tết đến, anh Nhã cũng cung ứng các sản phẩm nấm linh chi bonsai để trang trí, rượu thuốc nấm linh chi,... ra thị trường.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,599
  • Tổng lượt truy cập93,230,263
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây