Từ hộ khó khăn trong vùng, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển thành công vườn cây ăn quả với giống nhãn Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Khải đã vươn lên trở thành triệu phú của quê nghèo Mộc Châu.
Để nhãn phát triển tốt, hàng ngày ông Khải đều xuống vườn tỉa bớt những chùm nhãn còi cọc, tạo điều kiện cho các chùm quả khỏe mạnh khác sinh trưởng tốt hơn
Trao đổi với Dân Việt, ông Khải cho biết: Trước đây, gia đình tôi trồng cây rau ngắn ngày và nuôi lợn siêu nạc nhưng do giá cả lên xuống thất thường, đầu ra cho sản phẩm khó tiêu thụ nên cuộc sống cũng khó khăn. Một lần về Hưng Yên, tôi thấy vườn nhãn ở đó phát triển rất tốt nên tôi mua 100 cây giống về Sơn La trồng thử trên nương, của gia đình. Không ngờ chỉ mấy năm sau, cây sinh trưởng tươi tốt, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng, cho quả xum xuê.
Nhận thấy cây nhãn có thể cho thu nhập cao, tôi bàn với vợ phát quang nương rẫy, cải tạo lại đất, lắp đặt đường ống nước tưới tiêu trên 2ha nương rồi nhập thêm cây giống ở Phố Hiến (Hưng Yên) về trồng.
Cán bộ tiểu khu đến tham quan vườn nhãn 2ha của gia đình ông Khải
Để có đủ kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc cho vườn nhãn, ông Khải đã tích cực tham gia nhiều lớp tập huấn do Hội khuyến nông huyện tổ chức. Ngoài ra, ông còn xuống tìm hiểu và tham khảo thêm nhiều mô hình cây ăn quả ở Hưng Yên, sau đó về áp dụng vào vườn nhãn của mình.
Nhiều người dân đã đến vưỡn nhãn nhà ông Khải để trao đổi kinh nghiệm trồng cây trên đất dốc
Ông Khải cho biết: Tôi thường dùng các loại phân chuồng kết hợp với phân lân, NPK, phân đầu trâu bón cho cây trồng. Tôi làm đường ống dẫn tưới nước chủ động cho vườn nhãn. Từ khi trồng nhãn tới nay, vườn cây của gia đình tôi ít bị sâu bệnh, cho ra những chùm quả to và chất lượng.
Để tiện lợi cho việc thu hoạch và vận chuyển nhãn, ông Khải đã đầu tư làm đường đường bê tông nội vườn
Trong vườn của ông Khải có hơn 560 gốc nhãn Hưng Yên đang trong vụ kết trái, ước tính năm nay sẽ cho lãi lớn. Nhãn Hưng Yên đến mùa thu hoạch thường quả to, cùi dày, khi bóc vỏ thì phát ra mùi thơm hơn các loại nhãn khác. Vì vậy, năm nào vườn nhãn của gia đình ông Khải cũng tấp nập thương lái đến tận vườn thu mua và không lo ế ẩm.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, vườn nhãn của gia đình ông Khải luôn phát triển tươi tốt
Ông Khải tâm sự: Từ lúc chuyển sang trồng nhãn ghép Hưng Yên trên đất dốc, điều kiện kinh tế của gia đình tôi đã khá giả hơn hẳn so với trước. Cứ đến mùa thu hoạch nhãn có rất nhiều người gọi điện đặt hàng, sau đó đánh xe tải vào vườn thu hái quả. Trung bình tôi bán 1 kg nhãn bán tại vườn với giá 24.000 đồng, mỗi năm tôi thu lãi hơn 250 triệu đồng từ nhãn.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã