Học tập đạo đức HCM

Năng suất nhất tỉnh lúa

Thứ năm - 06/06/2013 02:37
Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đông Hưng (Thái Bình) Nguyễn Văn Chúc cho biết: Năm 2012, Đông Hưng được công nhận là huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh, đạt mức bình quân trên 13 tấn/ha. Vụ xuân 2013 lại được mùa với tổng diện tích gieo cấy 12.500 ha, năng suất ước đạt trên 72 tạ/ha.

Thành tích ấy không phải ngẫu nhiên. Do xác định vụ lúa xuân có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, nên chủ trương của huyện là SX vụ xuân phải bảo đảm hai yêu cầu: An toàn và hiệu quả. Để thực hiện được điều đó, toàn bộ hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã được huy động để chỉ đạo SX nông nghiệp một cách quyết liệt.

Trên cơ sở dự báo vụ xuân 2013 là một vụ xuân ấm, lãnh đạo huyện đã có một loạt biện pháp như thực hiện tốt về cơ cấu giống; thời vụ; điều hành nước; phòng trừ sâu bệnh... nhằm giành thế chủ động hoàn toàn cho một vụ xuân đạt hiệu quả cao.


Đồng lúa Đông Hưng liên tiếp được mùa

Ngay từ đầu vụ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trên toàn huyện, dù đã có trình độ vững vàng và rất có kinh nghiệm trong việc xử lý những tình huống thời tiết bất thuận, vẫn được quán triệt sâu sắc một tinh thần sẵn sàng đối phó với diễn biến phức tạp của thời tiết và sâu bệnh.

Năm 2012, các xã đều tập trung cho việc dồn điền đổi thửa. Để khỏi lỡ thời vụ của vụ xuân 2013, huyện đã chỉ đạo các xã làm đất trên toàn bộ diện tích, để khi dồn điền đổi xong, nhận đất mới là bà con có thể cấy ngay. Thời vụ gieo, cấy được kiểm soát nghiêm ngặt.

Về cơ cấu giống, các xã bị nghiêm cấm xây dựng đề án SX có cơ cấu giống lúa dài ngày, dành 100% diện tích cho các giống lúa ngắn ngày; trong đó 70% diện tích là các giống lúa thuần, lúa lai có năng suất cao. Lúa thuần có TBR1, Q5, BC15, lúa lai có D.ưu 527, TX111, TBR36... 30% diện tích còn lại dành cho những giống lúa có chất lượng gạo cao như Bắc thơm 7, T10, Nếp 97, RVT, VS1, lúa Nhật, QR1...

Chỉ sử dụng những giống lúa bảo đảm chất lượng do các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân cung cấp. Tuyệt đối cấm dùng những giống lúa đã qua nhiều vụ SX do các hộ tự chọn lọc. Tổ chức xây dựng mô hình SX một số giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo khá, có khả năng thích ứng rộng và kháng được một số loại sâu bệnh chính nhằm chọn lọc, bổ sung vào cơ cấu giống.

Người dân Đông Hưng vốn nổi tiếng cần cù và giàu kinh nghiệm thâm canh. Ngoài giống ra thì “nhất nước, nhì phân”. Để chủ động về nước tưới, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc những biện pháp điều hành về thuỷ nông. Việc đổ ải phải tuân theo sự chỉ đạo của tỉnh, của huyện và căn cứ vào yêu cầu thời vụ gieo cấy lúa xuân muộn; đồng thời phải khoanh vùng để không làm ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông.

Một chiến dịch làm thuỷ lợi, đặc biệt là việc tu bổ, nạo vét các sông trục, sông dẫn, hệ thống kênh mương nội đồng, củng cố bờ vùng, bờ thửa, khơi thông dòng chảy cuối để phục vụ tốt cho việc tưới, tiêu... đã được phát động trên toàn huyện. Việc chăm bón được chỉ đạo gọn trong sáu chữ “bón đủ và bón cân đối”. Đơn giản vậy, nhưng rất hiệu quả, nông dân dễ thuộc, dễ làm theo.

Vụ xuân ấm và thời tiết diễn biến phức tạp luôn là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh. Làm tốt nhưng bảo vệ không tốt thì thà đừng làm. Nhận thức rõ điều đó, nên công tác BVTV được đặc biệt coi trọng.

Ngoài việc phòng trừ sâu bệnh, dịch hại bằng biện pháp thâm canh tổng hợp thông qua việc chấp hành nghiêm túc cơ cấu giống, thời vụ đến mật độ cấy và phương pháp bón phân, vệ sinh đồng ruộng, thì công tác điều tra, phát hiện, dự báo sớm các đối tượng sâu, bệnh trên đồng ruộng được tăng cường với yêu cầu phải kịp thời, chính xác.

Cán bộ BVTV đã bám sát đồng ruộng để hướng dẫn nông dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh theo quy định: Đúng lịch, đúng lúc, đúng thuốc, đúng cách, đúng đối tượng sâu bệnh; tránh dùng thuốc tràn lan, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Các biện pháp phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa được thực hiện đồng bộ...

Từ những vụ lúa bội thu của Đông Hưng, có rất nhiều điều để suy gẫm.

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Hôm nay64,767
  • Tháng hiện tại895,494
  • Tổng lượt truy cập92,069,223
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây