Học tập đạo đức HCM

Nhập khẩu gỗ gặp khó vì giấy phép “con”

Thứ hai - 29/10/2012 04:42
Theo quy định mới, doanh nghiệp (DN) muốn nhập khẩu gỗ phải đến Cục Bảo vệ thực vật (BVTV - Bộ Nông nghiệp và PTNT) xin cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Phải xin giáy phép kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu gỗ gây khó khăn cho các DN.

Thủ tục hành chính mới này gây khó cho hoạt động của DN nhập khẩu gỗ, trong khi Chính phủ đang có chủ trương giảm bớt thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho DN phát triển kinh tế.

Theo Quyết định 1921/QĐ-BNN-BVTV ngày 14/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ ngày 27/9/2012, các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như: cây và các bộ phận của cây còn sống được sử dụng để trồng trọt; quả tươi; cỏ và hạt cỏ các loại; sinh vật có ích và sinh vật sống khác có nguy cơ gây hại tài nguyên thực vật; gỗ tròn, gỗ xẻ chưa qua xử lý kiểm dịch thực vật và các vật thể khác có nguy cơ cao mang theo dịch hại thuộc diện điều chỉnh của pháp luật, lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam hoặc có xuất xứ mới, phải được phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu.

Điều đáng nói là những mặt hàng không nằm trong danh mục phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhưng các cơ quan kiểm dịch vẫn “bắt” DN phải đến Cục BVTV để xin giấy phép. Việc này đã gây ra nhiều phiền toái và tốn kém cho DN.

Tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, trong 2 tháng gần đây, hàng trăm DN chuyên nhập khẩu gỗ rất bức xúc bởi những phiền toái của thủ tục hành chính mới. Các DN đều cho rằng, theo Thông tư 39/2012/TT-BNNPTNT và Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành về thủ tục KDTV đối với hàng gỗ nhập khẩu thì không có điều khoản, quy định nào yêu cầu DN phải được Cục BVTV cấp giấy phép kiểm dịch thì đơn vị kiểm dịch (lực lượng kiểm dịch thuộc Cục BVTV) mới tiến hành kiểm dịch cho các lô hàng DN nhập khẩu. 

 

Ông Nguyễn Tiến Kỳ cho rằng, việc cấp giấy phép KDTV là để "quản lý" 
nhập khẩu gỗ.


Ông Nguyễn Tiến Kỳ, Chi cục trưởng Chi cục BVTV vùng 6 cho biết: “Quyết định mới thực sự gây mất thời gian, tốn kém cho DN và gây khó dễ cho cả cán bộ làm công tác kiểm dịch. Thực ra, việc bắt buộc phải xin giấy phép KDTV là nhằm quản lý và kiểm soát việc nhập khẩu các loại gỗ khác, cũng như quản lý việc nhập khẩu gỗ”.

Ông Trần Phát Đạt, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu và thương mại Quỳnh Nga phản ánh: “Mới đây, DN của tôi và một số công ty chuyên nhập khẩu gỗ hết sức bất ngờ khi đưa gỗ về cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), Cầu Treo (Hà Tĩnh) thì thấy cán bộ KDTV ách lại, bảo phải ra Hà Nội xin giấy phép mới được kiểm dịch để thông quan”.

Đáng nói là ngay cả cán bộ KDTV cũng không thể giải thích được những băn khoăn, thắc mắc của DN. Làm việc với Trạm KDTV tại cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), ông Ngô Hồng Đăng, Phó trạm trưởng nói: “Các anh ra Cục BVTV mà hỏi, chúng tôi là cấp dưới, chỉ làm theo chỉ đạo”.

Theo ông Đạt, từ trước đến nay, việc thông quan gỗ ở các cửa khẩu vẫn tiến hành bình thường. Trong hồ sơ các lô hàng thông quan đều có giấy kiểm dịch và xuất xứ thực vật, hàng nhập về vẫn là những loại gỗ truyền thống đã nhập từ nhiều năm nay như gỗ gỏ, chò chỉ, hương, kền kền… Theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các mặt hàng mới hoặc có nguồn gốc xuất xứ mới thì mới cần xin giấy phép KDTV, còn đây đều là những mặt hàng cũ, có xuất xứ từ Lào (đã nhập từ nhiều năm) thì các trạm kiểm dịch, các chi cục phải hiểu đây là đối tượng nằm ngoài danh mục mặt hàng phải xin cấp phép mới, không nên hiểu thông tư một cách máy móc như vậy.

“Trong khi đó, các văn bản khác đều hướng dẫn quy định về việc kiểm dịch (kiểm tra, phân tích, lấy mẫu) phải trực tiếp làm tại cửa khẩu. Lâu nay chúng tôi vẫn làm như thế, giờ lại yêu cầu phải mất mấy ngày ra Hà Nội xin phép được kiểm dịch thì quá vô lý và phiền phức”, ông Đạt bức xúc nói.

Một số DN khác thì cho rằng, việc Cục BVTV “đẻ” ra quy định “giấy phép con” đối với các mặt hàng lâu nay vẫn nhập khẩu (không tác hại) là đi ngược với chủ trương “thông quan điện tử” trong việc cải cách thủ tục hành chính tại các cửa khẩu ở nước ta.

Phi Long

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại854,909
  • Tổng lượt truy cập93,232,573
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây