Học tập đạo đức HCM

Nhìn pháo Triều Tiên, chẳng ai muốn đánh

Thứ năm - 11/04/2013 20:56
Dù căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên dâng cao tới đâu, có một điều vẫn rất rõ ràng là: tất cả các bên đều có lý do để tránh một cuộc chiến tổng lực. Cuộc chiến lần trước cách đây 6 thập kỷ đã cướp đi sinh mạng của gần 4 triệu người.

 Triều Tiên, tấn công, gây hấn, hạt nhân, tên lửa, chiến tranh, căng thẳng leo thang, bán đảo Triều Tiên
Tiềm lực pháo của Triều Tiên được cho là rất đáng nể trong khu vực

Các lãnh đạo Triều Tiên hiểu rằng chiến tranh có nghĩa là tự sát. Về lâu dài, họ không thể mong đánh bại Mỹ và tràn qua biên giới Hàn Quốc thành công.

Chiến tranh cũng là điều khủng khiếp với các bên còn lại. Hàn Quốc có thể chịu thương vong nặng nề. Mỹ cũng có nguy cơ đối mặt với một đồng minh lớn bị bất ổn, các căn cứ tiền đồn của họ có nguy cơ (dù khó xảy ra) bị tấn công hạt nhân hoặc hóa học, và căng thẳng với người bảo trợ của Triều Tiên là Trung Quốc.

Dưới đây là kiến giải về cán cân quyền lực mong manh khiến cho bán đảo Triều Tiên rất gần với xung đột kể từ sau cuộc chiến ba ngày kết thúc năm 1953, và một số tính toán chiến lược giải thích việc bất kể những lời đe dọa dữ dội và giọng điệu thù địch đến mấy thì lãnh đạo của các bên giữa hai đầu khu phi quân đều rất thận trọng để không rơi xuống miệng hố chiến tranh lần nữa.

Biển lửa

Kể cả khi không có vũ khí hạt nhân, Triều Tiên vẫn có một quân bài chủ lực khác. Hầu hết các chuyên gia tin rằng Bình Nhưỡng có đủ hỏa lực thông thường từ các đơn vị pháo binh  đủ để 'san thành bình địa' một khu vực còn rộng lớn hơn cả Seoul với 24 triệu dân.

Một vụ tấn công như vậy có thể diễn ra trong thời giản rất ngắn nhưng gây thương vong khủng khiếp - có thể lên tới hàng trăm ngàn người.

Rất nhiều khẩu đội pháo đã vào vị trí, được bố trí kiên cố và ngụy trang khéo léo, điều này cũng đồng nghĩa với việc các lực lượng của Mỹ và Hàn Quốc không thể tính đến việc có thể quật tung các bệ pháo này lên trước khi bị nã đạn. 

Các chuyên gia tin rằng có đến 60% quân trang của Triều Tiên được bố trí tương đối gần với khu phi quân sự giữa hai nước.

Các loại vũ khí đáng sợ nhất của Triều Tiên là loại pháo Koksan 170mm, có chiều dài 14m và có thể bắn các loại đạn cối thông thường với tầm xa 40km. Dù vậy, pháo này vẫn chưa thể bắn tới Seoul (cách biên giới hai nước trên 50km). Nhưng nếu họ sử dụng các loại đạn được hỏa tiễn hỗ trợ thì tầm bắn có thể nâng lên tới 60km. Các loại vũ khí hóa học bắn ra từ các loại súng này có thể gây ra thảm họa kinh hoàng hơn.

Các chuyên gia về Triều Tiên là Victor Cha và David Kang viết trên tạp chí Chính sách Đối ngoại của Mỹ cuối tháng trước rằng Triều Tiên có thể bắn 500.000 phát đạn pháo vào Seoul ngay trong một giờ đầu tiên nổ ra xung đột.

Nhưng kể cả như vậy, không phải ai cũng tin là Triều Tiên có thể biến đe dọa kiểu 'dìm trong biển lửa' thành hiện thực. Chuyên gia an ninh Roger Cavazos, một cựu binh của Mỹ, cho rằng các loại súng lớn của Triều Tiên có tỉ lệ 'đạn thối' rất cao. Do đó, các vùng phụ cận bên ngoài Seoul lại gặp nguy hiểm nhiều hơn. Nhưng pháo của Triều Tiên cũng rất dễ chịu tổn thất nếu bị phản công ngay khi họ bắt đầu khai hỏa và để lộ vị trí của mình.

Như vậy, dù cho Triều Tiên không thể nhấn chìm Seoul vào 'biển lửa' như đã dọa, nhưng vẫn có thể khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và khởi động một cuộc chiến lớn hơn với thiệt hại là vô cùng trước khi định rõ ai là người thua cuộc.

Tấn công trước, tấn công phủ đầu

 Đây chính là điều mà các bên nói rằng họ lo ngại nhất.

Triều Tiên nói rằng họ đang phát triển các vũ khí hạt nhân và tên lử tầm xa như là lá chắn để buộc Mỹ và Hàn Quốc phải khai hỏa trước. Lý do chính là Washington sẽ chẳng tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu nếu như Triều Tiên có khả năng cho đáp trả ngay lập tức một cách dữ dội.

Bên cạnh các loại pháo chĩa vào Seoul và các mục tiêu khác ở Hàn Quốc, Triều Tiên đang phát triển tiềm lực để triển khai các tên lửa di động, do đó sẽ dễ dàng di chuyển và ẩn náu hơn. Triều Tiên có tên lửa Rodong mà về lý thuyết có tầm bắn 1300 km, đủ để bắn tới căn cứ của Mỹ tại Nhật. Ngoài 28.500 lính tại Hàn Quốc, Mỹ còn có 50.000 lính đồn trú ở Nhật Bản.

Triều Tiên không được cho là có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân đủ nhỏ để lắp lên tên lửa tầm xa để đánh Mỹ. Nhưng nhà vật lý David Albright, chủ tịch Học viện Khoa học và An ninh Quốc tế tin rằng họ có thể đưa đầu đạn hạt nhân lên tên lửa Rodong. Trong mọi trường hợp, Triều Tiên vẫn theo đuổi các bước cải tiến, nhưng dường như không phải vì họ cần các tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân đủ khả năng bắn tới Mỹ để tăng cường phòng thủ.

Mỹ đã bác bỏ tuyên bố của Triều Tiên rằng một hệ thống phòng thủ như vậy là cần thiết. Washington nói rằng họ không có ý định tấn công phủ đầu Triều Tiên. Nhưng cùng lúc đó, Lầu Năm Góc lại thể hiện rõ là họ có thể làm điều đó.

Trong các cuộc tập trận Đại bàng Non với Hàn Quốc, hai máy bay ném  bom chiến lược tàng hình của Mỹ là B-2 đã có màn trình diễn trên bầu trời bán đảo Triều Tiên. (Trước đó là B-52, sau đó là Raptor F-22). B-2 có khả năng man theo vũ khí hạt nhân, các loại bom chính xác có thể nhắm trúng các mục tiêu đặc thù như tòa nhà chính phủ, các loại bom thông thường có thể quật tung các đường hầm dưới lòng đất và các hào quân sự. Tuy nhiên, vấn đề lớn của B-2 là phải xác định xem đâu là các mục tiêu tấn công.

Năm 1994, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tính đến việc tấn công phủ đầu Triều Tiên, nhưng sau đó hủy phương án này vì rủi ro là quá lớn.

Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Không có Trung Quốc, Triều Tiên không thể sống yên. Trung Quốc giúp Triều Tiên suốt cuộc chiến liên Triều, giờ lại giúp đỡ về kinh tế.

Dù Bắc Kinh tức giận với Bình Nhưỡng, cùng Mỹ thảo lệnh trừng phạt các vụ thử hạt nhân và tên lửa, nhưng họ không bao giờ để Triều Tiên sụp đổ ngay tức khắc.

Triều Tiên thắng hay thua thì đều là thất bại của Trung Quốc nên Bắc Kinh không bao giờ muốn chiến tranh nổ ra.

Mặt khác, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có thương mại quan trọng với Hàn Quốc và đặc biệt là Mỹ. Hỗn loạn trên bán đảo Triều Tiên sẽ khiến kinh tế ba nước tổn thất nặng nề.

Chuyên gia về châu Á Patrick Cronin nói rằng Bắc Kinh đang giúp tái thiết lại một kênh đàm phán với Triều Tiên để giảm căng thẳng. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng Mỹ sẽ không thể lôi kéo Trung Quốc về phía mình hơn mức hiện tại để chống lại Triều Tiên.

“Có những giới hạn trong các lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới vấn đề Triều Tiên” – Cronin nói.

Theo Vietnamnet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm140
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,448
  • Tổng lượt truy cập90,251,841
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây