Học tập đạo đức HCM

Lương thấp, chỉ ra lò những giáo viên dốt

Thứ năm - 11/04/2013 20:52
- Với lý do “thời gian thực tập nghề của sinh viên (SV) sư phạm quá ít”, “giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu”- PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng cần kéo dài thời gian đào tạo lên 5 năm. Đề xuất đưa ra gây tranh cãi...

Các tin liên quan

Nên tăng thời gian đào tạo Sư phạm lên 5 năm?

 

 

 

 

 

Tăng 10 năm chất vẫn thế

Độc giả Chí Nghĩa cho rằng, chất lượng đầu vào thấp dẫn đến chất lượng giáo viên kém, phải thay đổi ngay từ khâu tuyển sinh.

Nếu đã dốt thì 5 năm, thậm chí 10 năm cũng chẳng giỏi lên được. Muốn nâng cao chất lượng giáo viên cần thay đổi chế độ lương bổng và chính sách giáo dục cho hợp lý. Từ đó sẽ chú trọng thu hút được nhân tài đến với ngành. Chứ cứ loanh quanh luẩn quẩn như hiện nay, thì dù có nâng lên 5 năm, sinh viên sư phạm ra trường vẫn dốt và giảng dạy ra những lớp người...dốt mà thôi.

giáo viên, chất lượng, sư phạm, 5 năm, thời gian đào tạo
Ảnh minh họa
Ở góc độ khác, độc giả Nguyễn Chí Anh gợi ý làm thế nào để SV sư phạm ra trường có việc làm là điều quan trọng và cần thiết hơn. Để làm được điều này, ngành giáo dục cần phải xác định nhu cầu của các trường, các địa phương, giải quyết vấn đề SV ra trường không xin được việc như hiện nay.

"Để giải quyết vấn đề chất lượng, nên tuyển ít và lấy đầu vào cao, đồng thời SV ra trường cần được tuyển thẳng vào công chức” - độc giả Chí Anh đề xuất.

Đồng quan điểm độc giả Anh Hoàng cho rằng, bài toán đơn giản nhất là chế độ đãi ngộ, lương bổng cao và môi trường làm việc tốt thì sẽ hút được người tài. Nên tìm nguyên nhân vì sao học sinh không vào ngành Sư phạm?”

Một số độc giả đưa ý kiến: 4 năm học đại học, ra trường với đồng lương giáo viên, chưa kể đến cơ hội việc làm thấp; việc tăng thời gian đào tạo lên 5 năm có khiến ngành Sư phạm đã khó tuyển lại càng khó khăn hơn?

“Bỏ tiền ra cho con cháu học 4 năm ra rồi không xin được việc, phải đi làm công nhân. Nếu học 5 năm thì lấy đâu ra tiền, rồi tiền chạy việc nữa…” – chia sẻ của Trần Hà. 

 

Cắt bỏ môn học và tăng lương

Về vấn đề thiếu thời gian cho SV thực tập, nhiều ý kiến cho rằng chương trình đào tạo ở hầu hết các trường hiện nay có nhiều môn học không cần thiết, quá xa xôi với ngành học, không áp dụng được vào thực tế sau khi ra trường, đặc biệt là 2 năm đầu học đại cương. Thời gian 4 năm như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng có thể rút xuống còn 2-3 năm.

“Nên bỏ hoặc giảm số tiết các môn không cần thiết. Vì nó có cũng được, không cũng được. Chính những môn này đã làm lãng phí thời gian và tiền bạc của phụ huynh và nhà trường” – bạn đọc Phương Mai nhận xét.

Giảng viên một trường đại học chia sẻ: “Các môn học giảm lí thuyết xuống để dành quỹ thời gian cho thực hành, thực tế ngay từ đầu, giống như ngành y vậy. Tuy nhiên chúng ta đang vấp phải một trở ngại từ chính chúng ta - đội ngũ giảng viên ĐH Sư phạm vẫn cách làm cũ, thiếu sáng tạo... Một GS ở Úc có nói: Phát triển chương trình khó khăn như việc di chuyển một nghĩa địa. Vì nó động chạm đến văn hóa, tâm linh và cả sự ngại ngùng....”

Một giải pháp khác được độc giả Nguyễn Đức Dũng đưa ra là thu hút sinh viên học các trường khác, có tâm huyết với nghề vào ngành Sư phạm bằng cách đào tạo các em từ 6 tháng tới 1 năm nghiệp vụ sư phạm, không nhất thiết phải học ĐH Sư phạm ra.

Độc giả Lưu Xuân Trường đưa quan điểm: “Học 4 năm đã là dài rồi. Nên cắt giảm lại các môn học thì hợp lý hơn. Hơn nữa khi thi công chức, không phải các bạn giỏi và có chuyên môn là đỗ. Bởi ngành Sư phạm đang thừa rất nhiều giáo viên vì chế độ ưu đãi thấp”

“Thêm nữa, lương giáo viên cấp 3 sau 5 năm ra trường chỉ khoảng 3 triệu thì làm sao sống nổi?” – độc giả Võ Thiệu đặt câu hỏi.

Theo Vietnamnet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm396
  • Hôm nay26,370
  • Tháng hiện tại107,150
  • Tổng lượt truy cập88,785,484
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây