Qua xét nghiệm, Trung tâm Thú y Vùng VI (TP. .Hồ Chí Minh) kết luận, mẫu chim yến chết tại đây dương tính với cúm A/H5N1. Đây là lần đầu tiên, xuất hiện dịch cúm gây chết chim yến, loài chim nuôi hoang dã, rất khó kiểm soát và chưa có cơ quan nào quản lý…
Đàn chim yến bị cúm H5N1 tại Ninh Thuận. |
“Cần tiêu diệt cả đàn yến”
Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, tiến sĩ Viên Quang Mai, cho biết, ngay sau khi biết tin chim yến tại Ninh Thuận chết hàng loạt nghi do cúm A/H5N1, Viện Pasteur Nha Trang đã cử đoàn công tác ra Ninh Thuận. Viện đã lấy mẫu chim yến chết, chim sống, nước dãi của yến trên tổ, lấy cả mẫu công nhân bảo vệ, chăm sóc nhà nuôi yến… và gửi mẫu ra Viện Dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Hiện đã có kết luận bên ngành thú y, mẫu yến chết ở đàn yến này dương tính với cúm A/H5N1 nhưng ngành y tế vẫn phải làm lại, vì từ trước đến nay chưa xảy ra dịch cúm trên chim yến.
“Trước nay, dịch cúm A/H5N1 chưa xảy ra trên đàn yến. Nếu kết quả chắc chắn là yến chết do cúm A/H5N1, tôi nghĩ bắt buộc phải tiêu diệt cả đàn yến ở đây (khoảng 100.000 con – PV) vì yến nhả dãi làm tổ yến nên nguy có lây lan dịch cúm sang người rất cao.
Chim yến là loài chim hoang dã, bay rất xa, chúng bay hàng trăm cây số mỗi ngày, bay lên cả vùng Tây Nguyên để bắt mồi. Vì vậy, hàng ngày chim yến nhiễm bệnh, có thể chết trên đường kiếm mồi, gây ổ dịch ở những vùng rất xa, những vùng không ngờ tới, vùng xa xôi cách trở mà chúng ta không thể phát hiện, khoanh vùng…” – tiến sĩ Viên Quang Mai nói.
Ngày 11.4, Bộ NNPTNT đã cử đoàn công tác đến tỉnh Ninh Thuận kiểm tra tình hình phòng chống dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến nuôi. Trước đó, ngày 9.4, các ngành chức năng tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức cuộc họp khẩn với 54 hộ nuôi chim yến để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh này trên đàn chim và trên người.
Ai quản lý hàng tỷ con chim yến?
Ông Đào Thanh Tùng – Trưởng phòng Kinh tế TP.Nha Trang cho biết, hiện nay phòng không quản lý việc nuôi yến tại TP.Nha Trang vì từ trước đến nay không ai giao quản lý, vì vậy cũng không biết có bao nhiêu hộ nuôi, có bao nhiên con chim yến đang được nuôi trong thành phố.
Trả lời phỏng vấn của Báo NTNN, ông Đào Công Thiên – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa, cũng nói, đến nay Sở không nắm được tổng lượng đàn yến nuôi trong tỉnh, không biết có bao nhiêu hộ nuôi vì không được giao nhiệm vụ quản lý.
Ở Khánh Hòa, việc khai thác, quản lý yến sào trước nay giao cho Công ty Yến sào Khánh Hòa. Công ty này có hẳn một Trung tâm Kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến (Sanatech) nhằm nghiên cứu và phát triển đàn yến nhà (yến nuôi). Chỉ có công ty này mới nắm được lượng hộ nuôi yến trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Nhưng công ty này luôn né tránh báo chí khi được hỏi về vấn đề này. Khi viết bài này, chúng tôi đã liên tục gọi điện thoại cho giám đốc công ty nhưng như mọi lần, không ai bắt máy. Được biết, không chỉ Công ty Yến sào mà hiện nay Công ty Yến Việt (Ninh Thuận) cũng đã có một chi nhánh tại Nha Trang và đang phát triển đàn yến nuôi ở đây. Nhiều hộ dân trong tỉnh cũng tự phát nuôi yến với số lượng không hề nhỏ.
“Theo tôi, bất cứ loài vật hoang dã nào khi đưa vào nuôi đều phải được quy hoạch vùng nuôi để phân cấp quản lý nhằm theo dõi, kiểm soát dịch bệnh” - ông Thiên nói.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;