Học tập đạo đức HCM

Nỗ lực thu hút dòng tiền tiết kiệm dân cư

Thứ hai - 08/04/2013 20:02
Quý I năm nay, trên địa bàn Hà Tĩnh, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi kho bạc tại các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục giảm mạnh; số dư phát hành trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng cũng là con số âm. Áp lực của bài toán huy động vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) dồn lên kênh vốn tiết kiệm dân cư.

 

Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất, cùng khách hàng vượt khó
Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn được người dân lựa chọn

Nếu như quý I/2012, số dư phát hành trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng tăng hơn 180% so với đầu năm, thì ngược lại, quý I năm nay, con số này giảm tới 48%, chỉ đạt gần 443 tỷ đồng. Các dòng vốn khác tiếp tục đi xuống là tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng: giảm 27,72% trong 3 tháng đầu năm nay so với mức giảm 9,20% của quý I năm ngoái; tiền gửi kho bạc nhà nước tại các NHTM chỉ đạt 268.527 triệu đồng, giảm 23% so với đầu năm (quý I/2011 giảm 20%).

Theo phân tích của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh: thực tế này cộng với lộ trình giảm lãi suất cho vay đang được NHNN Việt Nam tiếp tục thực hiện để kích cầu đầu ra dòng vốn, thúc đẩy SXKD sẽ làm lãi suất huy động giảm, khiến công tác huy động vốn khó khăn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức đó, các TCTD cũng đã nắm bắt được những thuận lợi riêng để tìm lối đi hiệu quả cho việc thu hút nguồn vốn.

Tập trung các giải pháp cho kênh vốn huy động tiết kiệm từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các TCTD trên địa bàn đã tranh thủ tối đa khoảng thời gian áp tết và sau tết. Các chương trình tặng quà, tri ân khách hàng trong dịp tết đã được vận dụng hợp lý để thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, hầu hết các ngân hàng đều có chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng đầu năm với những phần thưởng hấp dẫn.

Giám đốc NHNo&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Thị Diên cho biết: Gắn với các hoạt động kỷ niệm 25 năm thành lập, Agribank triển khai chương trình huy động trên phạm vi toàn quốc với nhiều phần thưởng có trị giá lớn. Chi nhánh Hà Tĩnh đã tranh thủ tố cơ hội này để tập trung huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nhờ đó, trong những tháng đầu năm, nguồn vốn huy động của đơn vị tăng gần 10%, trong khi hệ thống Agribank toàn quốc chỉ tăng khoảng 4%.

Nỗ lực thu hút dòng tiền tiết kiệm dân cư
Khách hàng giao dịch tại Agribank Hà Tĩnh

Tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT, với các giải pháp đồng bộ trong công tác huy động vốn, 3 tháng đầu năm, nguồn vốn tăng gần 400 tỷ đồng (tăng 11%), vượt kế hoạch quý I. Chi nhánh Vietcombank Hà Tĩnh cũng đã về đích kế hoạch kinh doanh quý I với nguồn vốn huy động hơn 90 tỷ đồng.

Đối với các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh, mặc dù lãi suất không còn hấp dẫn như trước nhưng các giải pháp cho công tác huy động vốn đã được triển khai có chiều sâu hơn nên nguồn vốn huy động và quản lý vẫn có bước tăng khá. Giám đốc VPBank Hà Tĩnh Đặng Đình Thích cho rằng: so với nhiều kênh đầu tư khác thì gửi tiền tiết kiệm trong giai đoạn hiện nay vẫn an toàn hơn. Đồng thời với lạm phát từng bước giảm, chỉ số giá tiêu dùng ổn định, người gửi tiền cũng có tâm lý tốt hơn để chấp nhận các đợt giảm lãi suất mà Thống đốc NHNN Việt Nam triển khai.

Số liệu phân tích các nguồn tiền huy động của các TCTD trên địa bàn trong 3 tháng đầu năm từ Chi nhánh NHNN tỉnh cho thấy, nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 17,57% so với đầu năm (đạt 16.993.586 triệu đồng). So với con số tăng trưởng huy động tiết kiệm dân cư cùng kỳ năm ngoái là 11,64%, thì kết quả huy động vốn từ nguồn nhàn rỗi trong nhân dân đã phản ánh nỗ lực lớn của các TCTD trong công tác huy động vốn để đầu tư cho nền kinh tế.

Trên lộ trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng dư nợ khá cao để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh, việc tập trung lo nguồn vốn ngay từ đầu năm là bước đi cần thiết mà ngành Ngân hàng đã chủ động triển khai khá thành công.

Mai Thủy 
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại285,718
  • Tổng lượt truy cập92,663,382
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây