Học tập đạo đức HCM

Người trẻ hờ hững nghề truyền thống

Thứ hai - 08/04/2013 03:18
Hiện nay, Hải Phòng có 36 làng nghề thì trong đó có 32 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, những năm gần đây các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một dần do thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.

Thiếu hụt lao động

Đã có thời, các làng nghề nổi tiếng ở Hải Phòng như làng đúc Mỹ Đồng, gốm sứ Minh Tân, tạc tượng Bảo Hà, làng mộc Kha Lâm, chiếu Lật Dương... tấp nập xe cộ tới "ăn hàng". Lứa tuổi lao động ở làng rất có sự "gối đầu" từ 15 - 20 tuổi tới các nghệ nhân làng 60-70 tuổi.

Lao động ở các làng nghề truyền thống tại Hải Phòng phần lớn là những người trung tuổi.

Thế nhưng, xu hướng này đã thay đổi. Thống kê chung ở các làng nghề có khoảng trên 5.000 lao động bỏ nghề đi làm ăn ở nơi xa. Cụ thể, huyện Thủy Nguyên có 5 làng nghề thủ công, từ năm 2011 đến nay số lao động trong các làng nghề giảm khoảng 3.000 người, huyện An Dương có 29 hợp tác xã, làng nghề thủ công nghiệp, từ năm 2011 đến nay số lao động giảm ở các làng nghề truyền thống là gần 200 người, huyện Vĩnh Bảo có làng nghề điêu khắc gỗ sơn mài, hiện chỉ có 40 lao động làm việc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là các mặt hàng thủ công tiêu thụ chậm, giá thành hạ, thu nhập thấp, lao động trẻ phải bỏ việc ra thành phố kiếm việc làm mới. Các thợ già lo ngại các làng nghề truyền thống sẽ bị tan rã trong nay mai.

Ông Phạm Chí Nguyện- người làm nghề dệt chiếu Lật Dương, huyện Tiên Lãng cho biết: "Như làng nghề chiếu của tôi, trước có 400 hộ dệt chiếu nhưng đến nay chỉ còn khoảng gần 100 hộ thôi. Thợ làm chủ yếu là phụ nữ trung tuổi, thanh niên chẳng còn ai làm nữa".

Lớp trẻ không mặn mà học nghề

Hiện nay, ở Hải Phòng đã có một vài đơn vị, cá nhân tích cực vào cuộc phục hồi và duy trì nghề truyền thống mà trước hết tập trung vào vấn đề tạo nghề và truyền nghề cho lớp trẻ. Đó là Công ty TNHH Hải Đồ Cổ ở quận Dương Kinh, Hải Phòng. Hiện nay, công ty này đang đào tạo nghề sốm sứ và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho gần 500 lao động. Hoặc như làng nghề gốm sứ Minh Tân từng có thời đứng trước nguy cơ biến mất cũng được hồi sinh nhờ lớp trẻ. Nhưng đấy chỉ là những con số ít. Anh Vũ Đức Hải, 25 tuổi ở xã Quang Phục, Tiên Lãng đã từng học nghề dệt chiếu Lật Dương cho biết: "Tôi bất đắc dĩ không kiếm được việc làm mới ở nhà học dệt chiếu gọi là thêm vào cho bố mẹ. Tuy nhiên cũng chẳng biết làm được bao lâu vì thu nhập từ nghề này bấp bênh".

"Thực tế hiện nay, hầu như tất cả các lớp dạy nghề cho nông dân nông thôn đều vắng bóng lớp trẻ. Đó là điều rất đáng lo ngại".

Anh Nguyễn Văn Long là một trong số ít người trẻ dám đứng dậy khôi phục nghề gốm sứ Minh Tân cũng phải lắc đầu: "Lớp trẻ không học nghề là mất nghề, mất làng nghề nên phải có cơ chế để thu hút được lao động trẻ". Là người phụ trách mảng đào tạo nghề nông thôn, ông Đặng Văn Tâng - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hải Phòng trăn trở: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ mở lớp bồi dưỡng đặc biệt cho lao động trẻ ở các làng nghề có yêu cầu kỹ thuật cao. Phương án là mời các nghệ nhân có tay nghề cao học qua lớp sư phạm dạy nghề và trực tiếp đứng lớp để nhân rộng nghề trong chính làng quê mình".

 Tags: làng nghề

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,207
  • Tổng lượt truy cập90,261,600
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây