Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp âm thầm là bệ đỡ

Thứ bảy - 16/02/2013 04:04
Năm 2012 qua đi với nhiều cú sốc nặng với nền kinh tế, nhiều ngành hàng khó khăn, rơi vào khủng hoảng. Trong bối cảnh đó, nền nông nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng. Lần đầu tiên, những người nông dân chân lấm tay bùn đưa VN lên vị thế đứng đầu về xuất khẩu gạo. “Cứu cánh”, “chỗ dựa”, “bệ đỡ” là những mỹ từ mà người ta nói về nền nông nghiệp 2012.

 
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%. Giá trị sản xuất của lĩnh vực này năm qua ước đạt 255,2 nghìn tỉ đồng, tăng 3,4% so với năm 2011. Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước do diện tích và năng suất đều tăng. Xuất khẩu gạo cán mốc 7 triệu tấn, lần đầu tiên vượt Thái Lan, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Kỳ tích của nông dân

Đó là những con số ngắn gọn, nói lên thành quả của một năm dầm mưa dãi nắng của hàng chục triệu nông dân và hàng nghìn DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng ý nghĩa của ngành nông nghiệp còn vượt xa những con số đó.    

Trong ngày 22/10, ngày khai mạc kỳ họp cuối năm của Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành những đánh giá tốt đẹp cho ngành nông nghiệp: “Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển, giữ vai trò rất quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn”.

Ổn định kinh tế - xã hội, đó là vai trò to lớn, giá trị cốt lõi của nền nông nghiệp đã được xác lập trong cả chiều dài phát triển của dân tộc. Năm qua, nền nông nghiệp phát triển ổn định đã góp phần duy trì ổn định đời sống cho gần 70% dân số nước ta trong bối cảnh khủng hoảng. Không những thế, nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn là hậu phương vững chắc cho những ngành kinh tế khác vượt qua cơn bĩ cực. Nông nghiệp đã mang đến nguồn thực phẩm dồi dào, giá rẻ nuôi sống những cư dân đô thị và khu công nghiệp; công nhân thất nghiệp trở về quê tìm chốn dung thân...
 

 
Trong phiên thảo luận về tình hinh kinh tế -xã hội tại Quốc hội, đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nói: “Nông thôn là “bệ đỡ” thực sự cho các lĩnh vực khác khi gặp khó khăn. Trên 300.000 lao động mất việc làm trong năm 2012 đã về nông thôn sống, không tạo sức ép lớn về an sinh xã hội”. Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng - Bình Dương cũng dùng những lời lẽ đầy hình ảnh để ca ngợi nông dân, nông nghiệp: “Chúng ta hình dung xem nếu trong tình hình khó khăn này mà lương thực khan hiếm, mất mùa, đói kém thì đất nước và xã hội sẽ rơi vào tình trạng phức tạp như thế nào. Nông dân VN làm ra đủ các loại nông sản, chẳng những nuôi sống toàn dân tộc mà còn dư để xuất khẩu. Nhưng họ - những người sản xuất chân chất đó chưa từng đóng góp một đồng nào vào khối u nợ xấu ngân hàng hay hàng tồn kho. Một lần nữa trong lịch sử dân tộc khi đất nước khó khăn nông dân lại âm thầm làm chỗ dựa vững chắc cho đất nước, cho cách mạng. Ơn nghĩa đó phải được đền đáp xứng đáng vì đó là đạo lý cao nhất” – đại biểu Đáng nói.

Vị thế và diện mạo mới

Nhưng nông thôn VN còn vô vàn khó khăn; đời sống người nông dân còn rất còn nghèo do giá nông sản rẻ, thiếu vốn sản xuất; giáo dục, y tế, giao thông... ở nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu. Cái ơn nghĩa như đại biểu Đáng đề cập chưa được đền đáp xứng đáng cho người nông dân.

Về sản xuất, khách quan mà nói, tốc độ tăng trưởng nền nông nghiệp đang giảm trông thấy. Giai đoạn 1995-2005, nông nghiệp tăng trưởng 4%, đến nay giảm xuống chỉ còn khoảng 2 – 3%. Với thực trạng đó, nhiều chuyên gia dự báo, đến năm 2020, nông nghiệp đất nước có thể rơi vào tình trạng tăng trưởng âm.

Vì vậy, hơn lúc nào hết, trong năm 2012, các chính trị gia, chuyên gia kinh tế lại kêu gọi xã hội, Chính phủ, cộng đồng DN tăng đầu tư cho nông nghiệp. Đầu tư, trước hết là vốn, trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình tại hội trường Quốc hội, việc nông dân khó tiếp cận vốn, vốn hỗ trợ về nông thôn không trúng đích được nêu ra. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng kết luận tại phiên chất vấn: “Không để các DN rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc gây mất ổn định an sinh xã hội. Phải lựa chọn lĩnh vực ưu tiên như con bò, gà, lợn, cá, lúa, cà phê, sản phẩm nông nghiệp là ưu tiên số 1, công nghiệp và thiết bị phụ trợ là ưu tiên số 2…”. Các đại biểu Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát phải thúc đẩy tiêu thụ nông sản, phải xây dựng bằng được thương hiệu nông sản, trước hết là nâng vị thế của hạt gạo VN trên trường quốc tế.

 

Gốc của vấn đề là phải tạo ra một nền nông nghiệp giá trị cao

Như vậy, các chuyên gia, người nông dân mong toàn xã hội, Nhà nước, DN đầu tư có chiều sâu, để nông thôn không còn “gánh nặng” cho xã hội với các chính sách an sinh; mà còn muốn có một khu vực nông thôn với người nông dân và nền nông nghiệp phát triển bền vững. Tiến sĩ kinh tế Trần Du Lịch nói rằng: “Gốc của vấn đề là phải tạo ra một nền nông nghiệp từ giá trị tăng thấp, khai thác tài nguyên sang nông nghiệp giá trị cao. Nếu không làm điều đó, chúng ta không tái cơ cấu và chuyển đổi mình tăng trưởng được”. Nếu làm được điều đó, nền nông nghiệp, người nông dân VN mới có một diện mạo mới, một vị thế đàng hoàng hơn.

 

Sỹ Lực
Nguồn dddn.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại917,140
  • Tổng lượt truy cập92,090,869
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây