Học tập đạo đức HCM

Nuôi đàn lợn rừng 400 con, chỉ tốn rau, cỏ, 15 năm chả lo mất giá

Thứ bảy - 16/06/2018 09:31
Trong khi giá thịt lợn trên thị trường lúc sụt, khi tăng , đầu ra bấp bênh khiến nhiều hộ chăn nuôi lo lắng thì những con lợn rừng của anh Hoàng Văn Thuận, xóm Quê Sụ, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vẫn xuất chuồng đều đặn. Chẳng những không rớt giá, mô hình nuôi lợn rừng đem lại cho anh Thuận thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/năm.

Nghề nuôi lợn rừng đến với anh Thuận thật tình cờ. Trong lần lên chơi nhà một người bạn ở Tuyên Quang, anh không thể quên được những miếng thịt lợn thơm lừng, béo ngậy được bạn chiêu đãi. Ấn tượng với lợn rừng, nhận thấy đây là sản phẩm chất lượng và có tiềm năng, anh Thuận đã quyết tâm mở trang trại nuôi lợn rừng với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trở về quê hương, anh bắt tay vào xây dựng chuồng trại, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi lợn rừng, kinh nghiệm nuôi lợn rừng tại các tỉnh, thành phố, đồng thời tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi qua sách báo, internet...

 nuoi dan lon rung 400 con, chi ton rau, co, 15 nam cha lo mat gia hinh anh 1

Mô hình nuôi lợn rừng thả đồi đem lại cho anh Hoàng Văn Thuận, xóm Quê Sụ, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng/năm.

Năm 2004, từ nguồn vốn vay ngân hàng, anh Thuận khởi nghiệp mô hình với 5 con lợn rừng. Anh nhớ lại: Ngày đầu nuôi lợn, tôi nâng niu như 5 đứa con. Hôm nào chúng biếng ăn, biểu hiện bất thường là cả ngày hôm đó tôi lo lắng, thậm chí có hôm bỏ bữa cơm với vợ con để chăm sóc đàn lợn. May mắn là lứa lợn năm đó phát triển tốt, bán được giá, nếu không sẽ chẳng có đàn lợn mấy trăm con như ngày hôm nay, bởi gia đình không còn vốn để đầu tư nữa”.

Hơn 400 con lợn rừng được anh Thuận nuôi trên quả đồi rộng hơn 4 ha, chia làm 3 khu: khu lợn nái, khu nuôi lợn con và khu lợn thả đồi. Khu lợn thả đồi có diện tích lớn nhất với hơn 2 ha, được anh quây bằng lưới thép B40 và tường gạch bê tông để tránh lợn húc đổ.

Để đàn lợn phát triển tốt, chất lượng lứa sau cao hơn lứa trước, anh Thuận chia sẻ bí quyết nuôi lợn rừng: "Việc theo dõi từng cá thể lợn rừng giống hàng ngày rất quan trọng. Lợn rừng đực giống được bắn khuyên vào tai nhằm giúp tôi theo dõi, tuyển chọn được giống tốt nhất để đưa đi phối giống. Trong khoảng 3 năm sẽ thay lứa lợn rừng giống một lần để tránh giao phối cận huyết, thoái hóa giống. Lợn rừng cần được tiêm phòng định kỳ, đầy đủ để tránh các bệnh tả, thương hàn, tụ huyết trùng…”

Là loài có bản năng hoang dã, luôn cảnh giác với người lạ và nhạy cảm với tiếng ồn nên khu lợn rừng thả đồi cách xa khu dân cư, nhiều cây cối. Nhờ nuôi theo mô hình bán hoang dã nên đàn lợn rừng của anh đều mang cả 2 đặc tính của giống lợn nuôi công nghiệp và lợn rừng tự nhiên.

Anh Thuận cho biết: "Là loài ăn tạp nên nguồn thức ăn cho lợn rừng đa dạng, phong phú. Thức ăn chính của chúng hàng ngày là cỏ voi, rau, cám gạo, bã bia, bã sắn… Ngoài ra, tôi trồng thêm nhiều loại cây dược liệu như hoàn ngọc, sài đất, chè…bổ sung trong khẩu phần ăn của chúng với tác dụng phòng bệnh. Bằng cách trộn lẫn với thức ăn khác hoặc cho ăn trực tiếp, các cây dược liệu giúp nâng cao sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hàm lượng đạm trong thịt, giúp thịt săn chắc, thơm ngon”.

Với đặc điểm sức đề kháng tốt, thịt săn chắc, nhiều nạc, bì dày, ít mỡ, do đó chất lượng thịt lợn rừng từ trang trại của anh Thuận vượt trội hơn nhiều so với các loại thịt lợn trên thị trường. Phát triển mô hình đã gần 15 năm, hiện tại đàn lợn của anh có hơn 400 con.

Cứ 8 - 10 tháng, anh Thuận lại xuất chuồng một lần, nhất là thời điểm giáp Tết, nhiều khách đến tận trại lợn hỏi mua nhưng không còn để bán. Với giá 80.000 - 100.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm trại lợn đem về cho gia đình anh 500 - 600 triệu đồng.

Hiện tại, sản phẩm thịt lợn rừng của anh Thuận có mặt ở rất nhiều quán ăn, nhà hàng trong huyện và các vùng lân cận. Nhờ chất lượng cao và sự ổn định trong nhiều năm, sản phẩm từ trang trại lợn rừng Thuận Linh là địa chỉ tin cậy, nổi tiếng cung cấp thịt lợn rừng ngon, bổ, sạch trong vùng.

 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Hôm nay57,135
  • Tháng hiện tại887,862
  • Tổng lượt truy cập92,061,591
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây