Học tập đạo đức HCM

Trái ngọt trên đất mặn Cà Mau

Thứ sáu - 15/06/2018 19:22
Nằm trong vùng chuyển dịch nuôi tôm nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết tâm “giữ ngọt” để trồng cây ăn trái. Vượt qua những khó khăn ban đầu, giờ đây ngoài thu nhập từ con tôm, họ còn có thêm thu nhập từ vườn cây ăn trái.


ong.jpg

Ông Quách Thanh Sử quyết tâm giữ ngọt để trồng nhãn.

Hành trình giữ ngọt

Lọt giữa vùng chuyển dịch, xung quanh là nước mặn, vậy mà ông Quách Thanh Sử (Mười Sử), ở ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (Cà Mau) vẫn có 2,4ha cây ăn trái xanh tươi trĩu quả. Vườn của ông Mười Sử trồng nhiều loại trái cây như: nhãn, xoài, vú sữa… được bao bọc bởi những mương, bờ ngăn nước mặn.

Nhớ lại thời “ngăn mặn giữ ngọt”, ông Mười Sử tặc lưỡi: “Hồi đó cả xóm, cả ấp ùn ùn đưa nước mặn vào nuôi tôm, còn tôi thì cứ hì hục be bờ, đào mương chứa nước ngọt”. 

Để giữ được hơn 2ha đất ngọt đâu phải chuyện dễ dàng. Nhiều ông bạn trạc tuổi ông Mười cứ nói hoài: “Giữ chi cho cực, để nước vô nuôi tôm cho khoẻ”. Nhưng cái sự cực khổ của ông giờ đây đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế trong khi người nuôi tôm quanh vùng cứ thấp thỏm lo âu vì giá cả bấp bênh và dịch bệnh tôm.

Ông Mười Sử kể: “Năm 1999, gia đình  chọn đất U Minh lập nghiệp, hồi đó phải khai hoang đất mới trồng trọt được. Thấy khoái cây nhãn nên mua giống về trồng, vậy mà vài năm sau người ta đưa nước mặn vào nuôi tôm. Tôi tiếc mấy cây nhãn nên ráng giữ mảnh vườn này. Ai nuôi tôm thì kệ người ta”.

Đi dạo một vòng quanh khu đất vườn nhà ông Mười Sử mới thấy sự khó khăn của ông khi quyết tâm “giữ ngọt”. Phía ngoài là bờ mương ngăn mặn, nước phía trong mảnh vườn lúc nào cũng phải cao hơn phía ngoài để tránh thấm mặn. Mùa khô đến thì còn cực hơn, vì phải kéo ống bơm nước ngọt vào ao để tưới cho cây nhãn.  

Ở cả xã, cả tỉnh chắc chỉ có ông Mười Sử xứ U Minh này là có vườn nhãn với hơn 200 gốc, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng. Không chỉ trồng nhãn, ông còn trồng hơn 50 gốc vú sữa, xoài, dừa, còn phía ngoài bờ ngăn mặn ông tận dụng trồng thêm cây bồn bồn. Thu nhập từ cây trái mỗi năm cũng hơn 300 triệu đồng.

Nói đến chuyện “giữ ngọt” thì người dân ấp 8, xã Khánh Hội, huyện U Minh xem đó là việc đương nhiên phải làm. Chỉ cách một con đập thôi nhưng bên ngoài là mặn, còn phía bên trong là ngọt. Ông Trương Văn Dũng là người gắn bó lâu đời ở vùng đất này, chia sẻ: “Từ khi chuyển về đây sinh sống gia đình tôi phát triển kinh tế bằng trồng trọt và chăn nuôi. Nhịp sống có thể bình lặng hơn nhưng nó bền bỉ. Cứ thấy cây nào hợp thổ nhưỡng thì mang về trồng”.

Thổ nhưỡng nơi đây hợp cây táo nên nó phát triển xanh tốt trên diện tích 10ha của ấp 8, xã Khánh Hội. Cây táo có mặt tại địa phương này từ năm 2005 và Hợp tác xã Hương Táo ra đời vào năm 2011 với 6 hộ dân tham gia.

Là người đầu tiên thử nghiệm mô hình trồng táo, ông Dũng cho biết: “Buổi ban đầu khi mang cây táo về trồng thật gian nan vì hồi trước đất nơi đây bị nhiễm phèn nặng. Trồng rồi rút kinh nghiệm dần, rồi bắt đầu truyền lại cho người dân quanh vùng. Giờ diện tích táo tăng lên nhiều lắm, bà con trồng hàng ngàn gốc táo, thu nhập cả trăm triệu đồng/hộ/năm”.

Chinh phục vùng đất mặn

Cửa biển Sông Đốc toàn nước mặn, vậy mà cây ăn trái vẫn phát triển xanh tốt trên vùng đất này. Ông Võ Văn Nam, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Phần lớn ai cũng biết đến Sông Đốc chỉ nuôi tôm và khai khác thuỷ sản nhưng ít ai nghĩ nơi này vẫn có thể trồng được cây ăn trái. Gần 15ha  cây ăn trái tập trung ở khóm 4, khóm 5, khóm 6, người dân trồng chủ yếu là dừa, mãng cầu, thanh long, mít. Nhiều hộ dân trồng cây ăn trái, mỗi năm cũng thu nhập cả trăm triệu đồng”.

Ông Lê Kim Hùng, khóm 4, thị trấn Sông Đốc, kể: “Vùng này trước nay là nước mặn, hồi năm 2003 tôi bắt đầu cải tạo đất nhưng mãi đến năm 2007 mới trồng được cây ăn trái. Khó khăn nhất là đắp đất, be bờ, có lúc phải lần mò từng lỗ mội, sợ nước mặn tràn qua thì coi như bỏ công”.

Cần mẫn nên ông Hùng đã có được thành quả ngay trên mảnh đất nhà mình. Với diện tích 3ha, ông dành 9.000m2 trồng cây ăn trái, còn lại nuôi tôm. Vườn nhà ông Hùng trồng khoảng 300 gốc dừa, mãng cầu 70 gốc và 20 gốc xoài, thu nhập mỗi năm hơn 250 triệu đồng.

Ông Hùng chỉ tay nói: “Phía ngoài kia tôi cho nuôi tôm, còn bên trong trồng cây ăn trái, cách một con bờ thôi nhưng biết bao nhiêu công sức đổ vào đó. Làm nông mà, có chịu cực, chịu khó thì mảnh vườn này mới có thể nuôi sống mình. Với lại trồng thì phải biết chăm sóc kỹ lưỡng thì cây mới sống ở vùng đất này được”.

Khác với cách làm của ông Hùng, ông Đặng Quốc Hận, ở khóm 6, thị trấn Sông Đốc, vẫn có thể trồng cây trên đất mặn. Không phải be bờ, đào mương ngăn mặn nhưng với cách trồng cây “không giống ai” của ông mà nay dừa xiêm lùn phát triển xanh tốt, cây nào cũng cho hàng trăm trái mỗi năm.

“Muốn trồng dừa xiêm lùn hiệu quả, cho trái nhiều thì khi trồng phải xử lý phân bón để cây bén rễ mà phát triển. Khi trồng phải đặt phần đầu trái dừa giống lên mọng xuống hố, không để phần mọng dừa quay lên trên, lúc đó lấp đất lại là được. Cách trồng này thấy lạ nhưng khoảng 2 năm là dừa cho trái và đạt năng suất rất cao”, ông Hận chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện,  ông Hận trồng trên 100 gốc dừa xiêm lùn trên diện tích khoảng 3.000m2. Thấy cây dừa xiêm chịu mặn phèn tốt nên ông bắt đầu trồng thử nghiệm khoảng 4 năm trước. Ông Hận cho biết: “Giống dừa này sống được với vùng đất này nên tôi đã cho giống bà con xung quanh vùng trồng thử. Vừa cho giống vừa chỉ cách trồng nên nhà vườn nơi đây ai cũng thích và muốn nhân rộng. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục cải tạo hết bờ vuông rồi trồng thêm khoảng 400 gốc nữa”.

Theo  Hằng My/báo kinhtenongthon.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập535
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại779,297
  • Tổng lượt truy cập93,156,961
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây