Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông thôn - từ điểm nhìn Hàn Quốc: Du lịch làng "cứu" nông thôn

Thứ hai - 09/04/2012 22:04
Khi cư dân nông thôn giảm đi, lao động nông thôn già đi cộng với chi phí SXNN ngày càng tăng và khoảng cách thu nhập nông thôn - thành thị ngày càng nới rộng, nhu cầu phát triển nông thôn đứng trước thách thức vô cùng lớn. Hàn Quốc giải bài toán này bằng giải pháp phát triển du lịch làng - du lịch nông thôn, kéo gần thành thị với cuộc sống nông thôn.

Buraemi là một ngôi làng ở ngoại ô thủ đô Seoul. Giống như đại đa số mô hình làng ở Hàn Quốc, Bumeri chỉ có 28 hộ dân,70 nhân khẩu. Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT Việt Nam đến Hàn Quốc lần này không khỏi ngỡ ngàng về quy mô nhỏ bé của làng ở Hàn Quốc, thường chỉ có 30 - 50 hộ với dân số trong khoảng 100 - 150 người.
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã Hàn Quốc, vào năm 2007 dân số nông thôn chỉ còn hơn 3,2 triệu người trong tổng số 48,5 triệu dân, tức là chiếm khoảng 6,7% tổng dân số. Một hộ gia đình nông thôn ở Hàn Quốc, nếu tính theo số người đang thực sống ở nông thôn thì bình quân chỉ có 2,66 người/hộ. Con số rất thấp này kết hợp với thực tế lao động trên 60 tuổi chiếm 59,2% (năm 2007), dưới 40 tuổi chỉ có khoảng 3% đã khiến SXNN gặp khó khăn vô cùng lớn.
Cũng vào thời điểm năm 2007, thu nhập bình quân của lao động thành thị đạt được 45 triệu won/năm, tương đương hơn 32.000 USD (1 USD = 1.400 won), thì lao động nông thôn chỉ kiếm được bình quân 32 triệu won (xấp xỉ 23.000 USD). Sự chênh lệch về điều kiện lao động, điều kiện sống và thu nhập giữa nông thôn - thành thị đã dẫn đến tình trạng lao động trẻ đổ xô ra thành phố kiếm sống.
Lực lượng lao động nông nghiệp sụt giảm là một trong những nguyên nhân khiến cho thu nhập của cư dân nông thôn rất khó tăng nếu không tính đến các giải pháp phi nông nghiệp. Buraemi đã tìm được lối thoát cho mình bằng cách mở dịch vụ du lịch trải nghiệm cho cư dân thành phố muốn tìm một không gian sống và nghỉ để thoát khỏi sức ép đô thị. Năm 2008, cả làng đón 21.000 khách du lịch từ thành phố, thu về 500.000 USD. Tạm tính trong trường hợp nguồn thu đổ hết vào các gia đình, 28 hộ dân Buraemi mỗi hộ thu được thêm hơn 17.800 USD. Năm 2009 dự kiến đón 35000 khách.
Làng Dareng-I với 58 hộ dân và dân số 158 người cũng thu được 400.000 USD từ dịch vụ du lịch làng thu hút gần 20 vạn khách cùng trong năm đó. Dareng-I và Buraemi là 2 trong tổng số 141 làng mà Cơ quan Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA) thực hiện thí điểm thông qua dự án Khám phá làng nông thôn truyền thống. Mục đích của dự án là lôi kéo người dân thành phố về khám phá cuộc sống nông thôn.
Theo Giám đốc RDA, TS Lock-Hwan Jo, mỗi làng tham gia dự án được nhận khoản tiền đầu tư 200.000 USD. Số tiền này được chi tiêu chủ yếu cho việc tiếp thị và duy trì bộ máy quản lý dự án cấp cơ sở, ví dụ mỗi làng đều lập ra một trang web giới thiệu về những nét đặc sắc của mình tới du khách. Tại những làng tham gia dự án, các hộ dân được yêu cầu giản lược tối đa nét sinh hoạt thành thị đã du nhập, duy trì đúng lối sống nông thôn. Bên cạnh các dự án của RDA, Bộ  Thực phẩm-Nông - Lâm - ngư nghiệp Hàn Quốc, Cục Du lịch Hàn Quốc và Liên minh HTX Hàn Quốc cũng nhập cuộc với các chương trình du lịch trải nghiệm theo mùa với mức phí bình quân khoảng 20.000 won/người (15 USD).

 
Chi phí sinh hoạt ở nông thôn Hàn Quốc rất rẻ. Chỉ cần khoảng 3.000 - 5.000 won đã mua được một suất ăn ngon ở nhà hàng. Nếu ăn tối và kèm theo một chai bia thì cũng chỉ hết khoảng 10.000 won. Một tháng, một người sống độc thân cần chi khoảng 400.000 - 600.000 won cho mọi nhu cầu sinh hoạt ở mức khá cao đối với nông thôn.
(Tỷ giá trao đổi 1.400 won = 1 USD).
Dù đơn vị nào tổ chức thì các chương trình khám phá cuộc sống làng, trải nghiệm đời sống nông thôn đều có nội dung giống nhau. Khách du lịch cùng ăn cùng ở với nông dân, cùng tay cày tay cuốc ra đồng, cùng trồng cây ươm giống...Đến các làng nghề, họ cùng tay kim tay chỉ may quần áo truyền thống, cùng nhào đất nặn bình nặn tượng với nghệ nhân làng nghề...
Không chỉ có các cơ quan nhà nước thực hiện mô hình du lịch làng, các DN tư nhân cũng là đầu mối tham gia tích cực. Thường thì mỗi DN đăng ký “đỡ đầu” cho một làng, mức tiền đầu tư mà nhà nước khuyến khích là tối thiểu 300.000 USD/làng. Tập đoàn Hyundai hiện đang giúp đỡ 66 làng trên toàn quốc. Hàng năm Hyundai bố trí một lực lượng nhân viên, công nhân của mình về các làng này giúp đỡ nông dân gặt lúa, thu hoạch mùa màng và khuyến khích nhân viên tiêu thụ các loại nông sản. Bên cạnh đó, Hyundai còn tham gia sửa nhà, sửa đường, chữa xe giúp nông dân. Các nhân viên Hyundai cũng được khích lệ đưa con, cháu và người nhà về nông thôn trong những chiến dịch “Mỗi công ty - Một làng nông nghiệp”...

 
Những ngày ở thăm Hàn Quốc(14-19/7), đoàn công tác của Bộ NN- PTNT được phía bạn chia sẻ nhiều kinh nghiệm về PTNT. Ông Buyngrin Yoo, Thứ trưởng Bộ Thực phẩm-nông -lâm -ngư nói "Mở cửa thị trường, nông dân bao giờ cũng bị tổn thương nặng nhất. Năm 1993,Tổng thống Hàn Quốc đã  phải tạ lỗi với nông dân khi mở cửa thị trường gạo làm nông dân lao đao. Kể từ đó Chính phủ cam kết đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp. Phải làm cho nông thôn là mơ ước của người thành phố".
Theo TCty Phát triển cộng đồng nông thôn, 20 năm qua số lao động nông nghiệp không ngừng giảm từ 13 triệu xuống còn 3 triệu, số hộ nông dân từ hơn 2 triệu giảm còn 1 triệu hộ với mức bình quân đất nông nghiệp 1,48ha/hộ. Ở Hàn Quốc chỉ những ai đăng ký là nông dân mới được TCty bán đất để làm NN. Ai ở thành phố về nông thôn sống được trợ cấp lần đầu 50.000USD và nhiều ưu đãi khác. 
Chúng tôi đã ghé thăm gia đình chj Cheeng Xu Oh làng Buraemi (tỉnh GyeongGi- Do có tới 150 làng sinh thái như thế). Gia đình chị  sở hữu 4ha đất trồng lê, vào vụ thu hoạch 2 vợ chồng phải thuê lao động rất khó khăn, mỗi năm thu nhập gần 200.000 USD và anh chị chỉ phải đóng duy nhất khoản thuế tài sản khoảng 800 USD. Chị bảo thu nhập thế mà thanh niên cũng vẫn bỏ nông thôn lên thành phố. 2 con chị cũng đã lên thành phố. Nông thôn toàn người già. Rõ ràng chẳng cần đến điền trang rộng lớn nông dân Hàn Quốc vẫn tạo ra giá trị cao.
 
 Theo NNVN
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập369
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,865
  • Tổng lượt truy cập92,041,594
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây