Học tập đạo đức HCM

Tác phẩm "Đời sống mới" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng nông thôn mới hiện nay

Thứ tư - 01/10/2014 05:15
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới từ 64 năm trước đã tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Ngày nay, lời dạy ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng; trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế toàn diện và chuyển đỗi kinh tế toàn cầu.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào " Xây dựng đời sống mới". Ngày 3/4/1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập. Một năm sau (20/3/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đời sống mới" với bút danh là Tân Sinh để chỉ đạo và động viên phong trào. Ngày nay, tác phẩm Đời sống mới của Người vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.

Trong lời tựa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa của Tác phẩm là giúp nhân dân ta thực hành đời sống mới để cứu quốc và kiến quốc: " Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc. Thực hành đời sống mới là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Anh Tân Sinh viết quyển " Đời sống mới" một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết thực, dễ hiểu. Đó là một quyển sách nhỏ, chỉ rõ bước đường đời sống mới. Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ hơn".

Theo Người, thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Người giải thích: " Chính trong lúc này càng phải thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Quân đội phải siêng tập, siêng đánh. Nhân dân tăng gia sản xuất, phải siêng làm, thì kháng chiến chắc chắn thắng lợi, thế cho nên phải Cần. Binh sĩ phải tiết kiệm đạn dược, mỗi viên đạn một tên thù. Cho nên phải Kiệm. Mọi người đều trong sạch, không tham lam, không đem của công dùng vào việc tư, thì mọi việc mới chạy. Cho nên ai cũng phải Liêm. Mỗi người quốc dân đều phải vì nước quên nhà, hăng hái ủng hộ kháng chiến, ra sức tăng gia sản xuất, trừ diệt bọn bán nước hại dân quyết làm cho Tổ quốc thống nhất độc lập. Thế là Chính". Người cũng giải thích rằng, đạo đức mới không phải là gạt bỏ mọi cái cũ mà phải phát huy những tinh hoa về truyền thống yêu nước, cần cù lao động, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách,....Người viết: " Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: Ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: Ta phải tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: Ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích của đời sống mới".

Đời sống mới bao gồm đời sống mới riêng cho từng người và đời sống mới chung cho cộng đồng, tập thể như các gia đình, làng xã, các bộ đội, các nhà máy, trường học, các công sở,...Về tinh thần, đời sống mới phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính; nếu không làm được như vậy, thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Phải yêu tổ quốc, quan tâm đến lợi ích chung, không kiêu căng, không nịnh hót, không tham lam, không bủn xỉn. Phải ham học, một người không biết chữ, biết tính thi như nửa mù nửa sáng, biết rồi thì học thêm nữa. Về hành động để thực hành đời sống mới không ngoài năm việc là ăn, mặc, ở, đi lại, làm. Đời sống mới không tách rời tăng gia sản xuất. Người giải thích: " Việc tăng gia sản xuất cũng như mọi việc khác, đều rất quan hệ với đời sống mới. Tăng gia sản xuất tức là một bộ phận của đời sống mới. Có tinh thần của đời sống mới, thì tăng gia sản xuất mới chóng thành công. Mà tăng gia sản xuất có thành công, thì đời sống mới dễ thực hiện. Muốn tăng gia sản xuất, mọi người phải Cần, phải Kiệm. Không Cần, thì phí thời giờ nhiều mà sản xuất được ít. Không Kiệm thì làm được bao nhiêu, dùng hết bấy nhiêu, rút cục cũng như sản xuất được ít. Tăng gia sản xuất ích riêng cho mình mà cũng ích chung cho cả nước. Nếu không có tinh thần Liêm và Chính, nếu tham lam ích kỷ, thì không thể phát đạt việc tăng gia sản xuất. Vì vậy, tăng gia sản xuất và đời sống mới phải đi đôi với nhau, không thể lìa nhau".

Tác phẩm `Đời sống mới` của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng nông thôn mới hiện nay

Thực hành đời sống mới là công việc của mọi người dân , bắt đầu từ cội nguồn là mỗi người, gia đình, làng xã. Người viết: " Do nhiều người nhóm lại mà thành Làng, do nhiều Làng nhóm lại mà thành Nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành Làng xấu, Nước hèn; nếu mỗi người cá nhân tốt, thì Làng tốt, Nước mạnh. Người là gốc của Làng, Nước, nếu mỗi người cố gắng làm đúng đời sống mới thì Dân tộc nhất định phú cường". Đối với mỗi người, Người yêu cầu: Việc gì có lợi cho Nước phải ra sức làm, việc gì hại cho Nước phải hết sức tránh; bất cứ việc to, việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm. Đối với làng xã, việc thực hiện đời sống mới, theo Người, cần phải làm những việc sau: Về văn hóa phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục, phải cấm hẳn say sưa cờ bạc, hút sách, trộm cắp, đĩ điếm. Tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau. Làm cho làng mình trở thành một làng " thuần phong mỹ tục". Trong Tác phẩm, Người dành một phần để nói về văn hóa gia đình. Trong gia đình, thực hiện đời sống mới về quan hệ thì trên thuận, dưới hòa, bình đẵng, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, không thiên tư, thiên ái; về vật chất từ ăn mặc, đến việc làm đều tiêu pha có kế hoạch, ngăn nắp; cưới hỏi giỗ tết nên đơn giản tiết kiệm; quan tâm tới con cái, đến việc tu dưỡng học hành, kỷ cương nề nếp; giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng .

Để nhân dân nhận thức đúng và thực hành tốt đời sống mới, theo Người, cần coi trọng công tác thông tin tuyên truyền: " Trước hết, phải tuyên truyền, giải thích và làm gương. Phỉ chịu khó nói rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích thế nào, cách thi hành đời sống mới thế nào. Nói một lần họ chưa hiểu thì nói nhiều lần. Nói đi, nói lại, bao giờ người ta hiểu, người ta làm mới thôi. Nói thì phải nói một cách đơn giản, thiết thực với hoàn cảnh mỗi người; nói sao cho người ta nghe rồi làm được ngay. Việc dễ, việc nhỏ làm được rồi, sẽ nói đến việc to, việc khó....Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước".

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới, Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng đời sống mới, lối sống mới, là thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính bằng chương trình mục tiêu quốc gia; nhằm CNH, HĐH nông thôn, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong 19 tiêu chí nông thôn mới do Chính phủ đặt ra, có tiêu chí về văn hóa. 11 nội dung xây dựng nông thôn mới cũng chính là thực hành đời sống mới Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Tác phẩm `Đời sống mới` của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng nông thôn mới hiện nay

Thực tiễn xây dựng nông thôn mới thời gian qua cho thấy, có 4 chương trình mục tiêu cơ bản, trọng tâm cầm tập trung chỉ đạo và thực hiện là: Quy hoạch, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đời sống văn hóa. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, 11 nội dung chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhất là phát triển sản xuất hàng hóa luôn đi đôi, gắn liền với xây dựng đời sống văn hóa; phải lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Xây dựng đời sống văn hóa của nông thôn mới cần gắn với cội nguồn, nhân tố trung tâm là con người- cá nhân và cộng đồng trong các gia đình, làng xã. Trong nhân cách mỗi người, văn hóa gia đình, văn hóa làng xã cần khắc sâu các giá trị tinh thần Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; lòng yêu nước thương dân, tất cả vì lợi ích chung như Bác dạy. Nếu trong làng xã, hệ thống chính trị còn có một số không nhỏ cán bộ, đảng viên chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân ích kỷ, tệ hại; thì còn lâu mới có nông thôn mới. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới cũng cho thấy, trong xây dựng nông thôn mới, con người, mỗi người cá nhân, gia đình, làng xã, cả hệ thống chính trị, nhất là nông dân là chủ thể tư duy năng động, sáng tạo. Người nông dân chỉ thực sự là chủ thể của xây dựng nông thôn mới khi họ thực hành đời sống mới Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Bên cạnh xây dựng đời sống đạo đức mới- đạo đức cách mạng- cái gốc của văn hóa mới cho nông dân, chúng ta cần phát huy truyền thống tâm lý tốt đẹp như đức tính cần cù, lòng yêu nước, tính trung thực, lối sống có tình có nghĩa, và xóa bỏ tâm lý tiểu nông hạn hẹp ở họ. Muốn xây dựng thành công nông thôn mới, trước hết, chúng ta cần coi trọng công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi người dân về nông thôn mới, nhất là về đời sống mới- thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Như vậy, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống mới từ 64 năm trước đã tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Ngày nay, lời dạy ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng; trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế toàn diện và chuyển đỗi kinh tế toàn cầu.

TS. Nguyễn Liên Châu
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay16,487
  • Tháng hiện tại209,580
  • Tổng lượt truy cập92,587,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây