Học tập đạo đức HCM

Người nuôi tôm như ngồi trên lửa

Chủ nhật - 05/10/2014 04:42
Đợt xem xét hành chính được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra từ ngày 1-2-2012 đến 31-1-2013 (POR8). Trong đó, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) chịu mức thuế 4,98%, Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) 9,75% và 30 công ty bị đơn khác 6,37%. Mức thuế chung cho toàn quốc là 25,76%. Trước thông tin này đã làm giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL giảm mạnh.

Giá tôm lao dốc không phanh

Ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh, trong vòng một tuần qua, giá tôm thẻ chân trắng đã giảm khoảng 20.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Mãi - ngụ huyện Cầu Ngang, sở hữu hơn 2 ha diện tích mặt nước nuôi tôm - cho biết: “Giữa tháng 9, giá tôm thẻ chân trắng tăng 2.000 đồng/kg (loại 60 con/kg) lên mức 140.000 đồng/kg. Nay thương lái kêu giá chỉ còn 120.000 đồng/kg, còn loại 100 con/kg giá cũng giảm từ 120.000 đồng/kg còn 100.000 đồng/kg”.

Theo tính toán của ông Mãi, với việc giá sụt như hiện nay, bán tôm ra, ông vẫn còn lời chút ít, đủ đầu tư cho vụ sau. Tuy nhiên, ông và nhiều người nuôi tôm khác trong vùng như đang ngồi trên đống lửa vì sợ giá tiếp tục trượt dài theo sự kiện áp thuế chống bán phá giá của Mỹ.
 

Người nuôi tôm là nạn nhân của tranh chấp thương mại Ảnh: DUY NHÂN
Người nuôi tôm là nạn nhân của tranh chấp thương mại Ảnh: DUY NHÂN

Theo nông dân Lê Văn Sáng, ngụ huyện Cầu Ngang, giá tôm sú lúc giữa tháng 9 khoảng 250.000 đồng/kg loại 20 con/kg. Hiện nay, loại này giá chỉ còn 220.000- 240.000 đồng/kg. Loại 40 con/kg giá giảm từ 200.000 đồng/kg còn khoảng 180.000 -185.000 đồng/kg. “Tính ra, với 1 tấn tôm sú chuẩn bị thu hoạch, bỗng dưng gia đình tôi mất trắng khoảng 20 triệu đồng. Lời thì vẫn còn chút ít nhưng tiếc lắm!” - ông Sáng buồn bã.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, đến giữa tháng 9, toàn tỉnh thu hoạch gần 11.000 tấn tôm sú và 23.000 tấn tôm thẻ chân trắng. Với giá bán ở thời điểm đó, nông dân có lời nhiều. Còn với tình hình hiện nay, nhiều hộ thu hoạch tôm xong đang ngần ngại, chưa dám thả tôm mới nuôi.

Mức thuế phi lý

Nhiều doanh nghiệp (DN) XK thủy sản cho rằng việc DOC áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu vào Mỹ khiến giá tôm nguyên liệu sụt giảm, người nuôi tôm trở thành nạn nhân chính của tranh chấp thương mại.

Ông Trần Văn Phẩm, Tổng Giám đốc Stapimex - DN chịu mức thuế chống bán phá giá cao nhất (9,75%) - cho rằng việc áp thuế của DOC là không công bằng và bất hợp lý.

“Ngay việc tính toán dựa trên nước thứ ba thay thế là Bangladesh rõ ràng không phù hợp vì giá đầu vào tôm nuôi ở nước này từ trước đến nay luôn cao hơn Việt Nam, kỹ thuật nuôi tôm của họ cũng hạn chế hơn nước ta nên đẩy giá thành sản xuất lên cao. Trong khi đó, ở nước ta, kỹ thuật nuôi, giống, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn nên giá thành sản xuất thấp hơn. Chính vì vậy, giá tôm VN xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ thấp hơn” - ông Phẩm phân tích.

Theo ông Võ Hồng Ngoãn, người nuôi tôm thành công nhất tỉnh Bạc Liêu, đằng sau quyết định không công bằng của DOC, người bị thiệt hại nặng nhất chính là nông dân.

“Chưa rõ quyết định của DOC sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến ngành XK tôm của cả nước nhưng trước mắt thấy rõ thiệt hại của người nuôi. Bởi khi con tôm bị áp thuế cao, DN sợ thua lỗ nên sẽ ngay lập tức ép giá mua từ nông dân. Giá tôm trên địa bàn tỉnh những ngày qua đã giảm từ 15.000-20.000 đồng/kg.

Chúng tôi chỉ mong muốn nhà nước, các hiệp hội và DN có cách thức đấu tranh hợp lý với những quyết định của DOC để giữ vững sự ổn định cho ngành xuất khẩu tôm, từ đó cũng giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm” - ông Ngoãn kiến nghị.

Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho rằng phương pháp tính giá mà DOC áp dụng lần này là thiếu tính khoa học cả về mặt thống kê lẫn thực tiễn. “Ðiều này thể hiện ngay trong kết quả DOC công bố khi mà mức thuế chống bán phá giá kỳ này tăng cao đột biến trong khi kỳ xem xét trước (POR7) là 0% đối với tất cả các DN. Rõ ràng, đây là sự áp đặt phi lý. Sự áp đặt này sẽ khiến giá tôm của Việt Nam bán vào thị trường Mỹ bị hạ thấp xuống, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của tất cả DN xuất khẩu tôm trong nước, thậm chí chịu thua lỗ nặng nề” - ông Hải nói.

 

Đã gửi đơn kháng nghị


Theo VASEP, cơ quan này đã gửi đơn kháng kiện lên Tòa án Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) về quyết định cuối cùng của DOC về việc áp mức thuế chống bán phá giá lên con tôm Việt Nam. Đơn kháng kiện tập trung vào phương pháp tính giá mà DOC áp dụng lần này thiếu cơ sở đối với việc áp thuế cho con tôm. Phương pháp thuế chống bán phá giá này thiếu tính khoa học về mặt thống kê và thực tiễn cũng đang gây nhiều tranh cãi trong việc áp dụng ở Luật Chống bán phá giá Mỹ.C.Linh

  ( NLDonline )
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập830
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,609
  • Tổng lượt truy cập93,126,273
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây