Học tập đạo đức HCM

Nữ sinh Hải Phòng thiết kế máy sấy thóc khiến nhiều người kinh ngạc

Chủ nhật - 05/10/2014 21:50
Để giảm thiểu nhiều bất cập ngày mùa như phơi rơm rạ, thóc lúa trên đường bộ, đốt rơm rạ bừa bãi gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường… Nguyễn Thị Kim Cúc và Đặng Thảo Chi ở xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng) đã nghĩ tới việc thiết kế ra chiếc máy sấy thóc sử dụng nguyên liệu rơm.

Chiếc máy của 2 em đã đoạt giải Nhất quốc gia.

Đặng Thảo Chi (trái) và Nguyễn Thị Kim Cúc.  

Cúc và Chi là 2 học sinh nằm trong đội tuyển học sinh giỏi vật lý của Trường THCS Hữu Bằng. Sinh ra và lớn lên tại vùng quê thuần nông nên cả hai cùng thấm nhuần nỗi vất vả của chính bố mẹ cũng như bà con nông dân để làm ra hạt thóc. Hai em đã tìm cách nghiên cứu, sáng chế ra chiếc máy sấy thóc dùng nguyên liệu đốt bằng rơm. Thuyết trình về máy, Đặng Thảo Chi cho biết có các thiết bị như khoang đốt, hòm sấy, quạt sấy, quạt hút khói, pít-tông, thanh truyền... Công suất sấy tùy thuộc vào độ to nhỏ của máy nhưng phù hợp với quy mô hộ gia đình. Máy vận hành bằng chất đốt rơm rạ tạo năng lượng quay khoang đốt. Sau nhiều tháng nghiên cứu và gửi đề tài dự thi cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, cuối tháng 9 vừa qua, các em nhận được thông tin đề tài đã đoạt giải Nhất cấp quốc gia về ý tưởng trong cuộc thi sáng tạo dành cho học sinh.

Thầy Nguyễn Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Hữu Bằng cho biết: Trong quá trình thiết kế máy sấy thóc, Cúc và Chi đã chủ động trao đổi với thầy cô một số bộ môn của trường, đặc biệt là sự nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hà, phụ trách giảng dạy bộ môn vật lý (cũng đoạt giải Ba cấp quốc gia về cuộc thi giảng dạy tích hợp trong năm 2014).

Cúc và Chi bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng hoặc doanh nghiệp trên địa bàn quan tâm có hướng đầu tư để triển khai sản xuất ra được chiếc máy sấy thóc chạy bằng nguyên liệu rơm nhằm giúp nông dân có được hạt lúa đạt chất lượng sau thu hoạch và góp phần giải quyết vấn nạn đốt rơm gây ô nhiễm môi trường sau mỗi mùa gặt.

Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại229,838
  • Tổng lượt truy cập85,136,874
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây