Học tập đạo đức HCM

Cánh đồng của những nụ cười

Thứ ba - 07/10/2014 21:37

Rất giòn và rất tươi là những nụ cười của nông dân vào mùa gặt. 

Cánh đồng của những nụ cười
Nụ cười được mùa

Ở đó họ có dịch vụ cày bừa gặt hái, được đầu tư giống, vật tư, được ký hợp đồng thu mua lúa tươi ngay trên cánh đồng.

“Nông dân bây giờ chịu khổ nhưng không chịu khó được, nhất là giới trẻ. Họ có thể bớt ăn uống, bớt chi tiêu đi một chút để vui chứ không muốn mua thêm công việc nặng nhọc vào người để tăng thu nhập”. Có ai đó đã từng nói với tôi như vậy. Vậy bớt công việc nặng nhọc mà thu nhập lại tăng lên thì làm gì mà chẳng không vui, không cười?

Tiếng cười nói lao xao. Tiếng lưỡi dao máy gặt xén rất ngọt vào thân lúa. Cả cánh đồng như một bức tranh vàng rực rỡ với những viền thẳng tít tắp là các thửa ruộng đã được gặt hái gọn gàng. Trên đó lúa được mua tươi ngay tại ruộng.

Chủ nhiệm HTXNN Khánh Mậu (Yên Khánh, Ninh Bình) cười khà khà khi nói về chuyện hợp tác làm ăn với doanh nghiệp trong vụ này. Ở đây, nông dân sử dụng đồng giống, gieo đồng trà, thu hoạch gọn nên ít phải lo sợ thời tiết xấu gây mất mùa. 

Họ đã giảm bớt được ngày công lao động cực nhọc nhất là công phơi thóc vì đã được thu mua lúa tươi ngay tại cánh đồng. Vụ mùa này ở Khánh Mậu năng suất lúa đạt trung bình 2 tạ/sào, với giá thu mua thóc tươi 6.700 đ/kg tính ra mỗi sào được 1,4 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 500.000 - 600.000 đ.

Ông Phạm Ngọc Vinh, Chủ nhiệm HTXNN Đông Cường (xã Khánh Cường) hỉ hả khoe với tôi về cánh đồng 40 ha liên kết trồng các giống lúa chất lượng như HDT8, HT9, AIQ 1102 vụ này thu trung bình 2,2 tạ/sào: “Liên kết với DN để SX rồi tiêu thụ lúa không phải chuyện quá mới nhưng liên kết rồi thu mua lúa tươi dạng này là vụ đầu tiên. Xã viên của chúng tôi đỡ hẳn một khoản phơi phóng cực nhọc nên chắc vụ sau nhiều người sẽ còn mạnh dạn chuyển đổi”.

Dự án NM chế biến nông sản của TCty CP Giống cây trồng - con nuôi Ninh Bình có tổng vốn đầu tư trên 84 tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn, dự kiến đến năm 2015 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động và khi vận hành hết công suất sẽ có công suất 50.000 tấn/năm.

Tôi gọi đó là cánh đồng của những nụ cười còn anh Vũ Văn Nga, Tổng GĐ TCty CP Giống cây trồng - con nuôi Ninh Bình gọi đó là cánh đồng khép kín, Vậy cánh đồng khép kín khác với cánh đồng mẫu lớn ở điểm gì? Ở cánh đồng mẫu lớn, DN (mà chủ yếu là các Cty giống) thường chỉ hào hứng đầu tư giống, vật tư cho nông dân để thu lời còn lờ đi khoản bao tiêu sản phẩm.

Ở cánh đồng khép kín DN ngoài đầu tư giống, vật tư, Ban quản lý HTX đứng ra chỉ đạo cày bừa, cán bộ công ty hỗ trợ kỹ thuật từ lúc gieo cấy đến lúc thu hoạch rồi mua lúa tươi luôn ngay tại ruộng.

Đầu tư khép kín kiểu này có nhiều cái lợi. Thứ nhất là nông dân được giảm thiểu những công việc nặng nhọc nhất, chỉ việc đứng đầu bờ bán thóc rồi đếm tiền. Thứ nhì là Ban quản lý HTX có việc làm ổn định, có thu nhập vì được DN trả công 200 - 300 đ/kg thóc thương phẩm xuất đi và 400 - 500 đ/kg thóc giống xuất đi. Thứ ba là DN có lợi vì chủ động được nguồn lẫn chất lượng hàng để tự tin ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Ang Nga bảo: “Chúng tôi bán những thứ khách hàng cần cứ không phải thứ mình có. Đi theo xu hướng này là lúa chất lượng cao, lúa đặc sản và lúa hữu cơ mới “đấu” được lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Miền Nam đi vào năng suất thì miền Bắc đi vào chất lượng. Thời tiết rét nơi đây sẽ rất hợp với trồng lúa đặc sản nhất là dòng hạt tròn Japonica. Sở dĩ chúng tôi có thể mua lúa tươi cho bà con nông dân được bởi Cty có 5 máy sấy và ký liên kết với 3 máy sấy của các HTX.

Vụ này liên kết trồng 300 ha và thu mua trên 1.000 tấn thóc nhưng sang năm khi NM chế biến đi vào hoạt động với những thiết bị hiện đại như máy bắn màu tự động, máy đánh bóng để phục vụ xuất khẩu thì mỗi năm cần tới 10.000 -15.000 tấn. Khi đó không chỉ ở Ninh Bình mà các tỉnh ở trong bán kính khoảng 200 km sẽ là vùng nguyên liệu của NM.

Theo Nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập644
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm640
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại45,243
  • Tổng lượt truy cập88,723,577
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây