Học tập đạo đức HCM

Lao động nông thôn: Gian nan đường lập nghiệp

Chủ nhật - 05/10/2014 04:49
Thời gian qua, tình trạng thanh niên nông thôn rời bỏ quê hương đi lập nghiệp tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh đã dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai đi lập nghiệp ngoài tỉnh cũng thành công. Trong số nhiều người đi làm thuê ngoài tỉnh có nhiều thanh - thiếu niên sớm bỏ học để "tự lập" mà hoàn toàn không có định hướng tương lai.

Vấn đề lao động mưu sinh luôn luôn là nhân tố căn bản để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, lao động như thế nào để bảo đảm chất lượng cung, cầu và không nảy sinh hệ luỵ chính là vấn đề cần được các nhà quản lý quan tâm. Ði xa để lập nghiệp góp phần thay đổi cuộc sống, nâng tầm hiểu biết vốn là mong muốn chính đáng của các bạn trẻ. Nhưng, chính sự khát khao va chạm và sự thiếu hiểu biết đã khiến không ít bạn trẻ “lạc lối” nơi phồn hoa đô hội.

Trước đây, trong trào lưu ồ ạt xa quê lên các khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai hay Bình Dương là vô cùng phổ biến. Nhiều thanh - thiếu niên ở các huyện vùng sâu, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải bỏ học sớm, khăn gói đi làm với mong muốn kiếm tiền về giúp đỡ mẹ cha. Trong một thời gian dài nơi xứ lạ, có người bị những thành phần xấu lôi kéo vào con đường ăn chơi, nghiện ngập hoặc các tệ nạn xã hội khác. Nhiều người cố gắng giữ vững lập trường cần cù lao động thì vấp phải vấn đề cơm áo gạo tiền, cộng với mức sống không phù hợp đã sớm về lại quê nhà cùng bàn tay trắng.

Em Tống Huyền Mi, 17 tuổi, ở huyện Trần Văn Thời, cho biết, do gia đình nghèo khó nên em bỏ học sớm theo bạn bè lên TP Hồ Chí Minh xin vào công ty mỹ phẩm làm tiếp thị. Lương mỗi tháng 3 triệu đồng, nếu bán thêm sẽ có hoa hồng, nhưng do công ty buộc nhân viên nhiều điều khoản em không thể thực hiện được nên đành về lại quê nhà. Hiện em đang làm nhân viên tại một quán cà phê trong thị trấn, lương 2 triệu đồng, bao ăn ở, lại được gần nhà nên em rất vui. Công việc cũng nhàn, buổi tối có thời gian em đi học làm bánh kem để có nghề sau này nuôi cha mẹ.

Một em gái (xin được giấu tên) ở xã Khánh An, huyện U Minh, vốn được sinh ra trong gia đình gia giáo, theo bạn bè bỏ học lên Bình Dương, rồi bị lôi kéo vào con đường cá độ, tiêu hết tiền còn bị bắt để uy hiếp gia đình. Cho đến nay, khi trở lại quê hương thì việc học tập đã dở dang.

Phần lớn thanh niên nông thôn mà bài viết này đề cập đều còn nhỏ tuổi, đã và đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, rất dễ bị ảnh hưởng do tác động bên ngoài. Ðiều kiện đi xa làm để có nhiều tiền và mở mang tầm nhìn không khác gì lời mời đầy thú vị. Vấn đề ở đây là những người có trách nhiệm cần hướng các em đến với những điều tích cực và cách nhìn cuộc sống lành mạnh. Chính quyền và đoàn thể địa phương cần tổ chức nhiều đợt tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ để có sự lựa chọn con đường lập nghiệp ổn định hơn.

Anh Hồ Văn Minh vừa trở về từ một công ty chế biến gỗ ở Bình Dương, cho biết: "Hiện nay tôi đang là công nhân của Công ty Thuỷ sản Anh Khoa, công việc tương đương và tiền lương như nhau, nhưng tại đây tôi tin tưởng một công việc ổn định, gần gia đình và không phải lo lắng nhiều chi phí như trước".

Cà Mau là tỉnh giàu tiềm năng kinh tế rừng, biển, có rất nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản, doanh nghiệp được xây dựng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương, thậm chí nhiều lao động nơi khác đến lập nghiệp.

Một trong những thanh niên xa quê về Cà Mau lập nghiệp là anh Nguyễn Thanh Bình, 24 tuổi, hiện đang là chủ trại cua tại cửa biển sông Ðốc. Quê hương anh vốn ở Ninh Bình, theo gia đình vào đây sống không lâu, nhưng do điều kiện thiên nhiên trù phú và tình đất, tình người nên anh gắn bó với xứ này. Ðến nay trang trại của anh hoạt động khá tốt, trước đây do có thời gian đi đây đó học hỏi thêm nghề làm chả mực, anh cho biết chính loại thực phẩm này đã làm nên đời sống mới cho gia đình.

Hiệu quả từ những mô hình kinh tế mới, đồng hành cùng hệ thống công nghiệp chế biến tại địa phương không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm mà còn có thể thay đổi được tư tưởng vươn xa của đại bộ phận thanh niên trên con đường lập thân lập nghiệp./.

 

nguồn: Cà Mau Online

 Tags: ngoài tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập738
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,276
  • Tổng lượt truy cập93,125,940
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây