Học tập đạo đức HCM

Thăm trang trại rau rừng hữu cơ ở ngoại thành Hà Nội

Thứ năm - 05/10/2017 09:42
Phủ xanh những vạt đất đồi rừng tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội, trang trại Hoa Viên đã áp dụng mô hình trồng rau rừng hữu cơ, mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế nông thôn mới mới tại ngoại thành Hà Nội.

 


Gần chục năm về trước, ít ai có thể hình dung ra những vạt đất đồi rừng trơ trụi của thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất được bao phủ một sắc xanh đầy sức sống của các loại rau như ngày hôm nay. Vào năm 2013, trước những nỗi lo về thực phẩm mất an toàn, chị Trương Kim Hoa đã mạnh dạn áp dụng mô hình trồng rau theo phương pháp hữu cơ tại trang trại Hoa Viên.
rau-dai-ngan-3.jpg
Trang trại trồng rau theo phương pháp hữu cơ

 
Chọn sản xuất theo phương pháp hữu cơ quả là một thách thức đối với nhà nông, bởi quy trình sản xuất rau của trang trại phải tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc trừ cỏ, trừ sâu và phân bón hóa học trong quá trình trồng trọt, thu hái. Tất cả các công đoạn sản xuất từ làm cỏ, bắt sâu, chăm bón trang trại đều phải hoàn toàn tự nhiên, dựa vào sức người. Đã có lúc, bà chủ trang trại cảm thấy nản, bởi cứ sau một cơn mưa, cỏ lại mọc lên hàng hàng, lớp lớp. Chấp nhận bỏ gần chục triệu đồng thuê người nhổ cỏ thủ công, chị Trương Kim Hoa quyết tâm không dùng thuốc diệt cỏ để tiết kiệm thời gian và chi phí như cách quen thuộc tại nhiều nơi.
rau-dai-ngan-4.jpg
Các công đoạn phải làm thủ công 
Để ngăn ngừa sâu bệnh, trang trại sử dụng các loại bẫy bắt côn trùng bằng công nghệ sinh học, các loại thuốc trừ sâu làm bằng chế phẩm gừng, tỏi trưng cất… Chim sâu, cóc, thằn lằn, kỳ nhông, kiến ba khoang… cũng được coi là “thượng khách” tại Hoa Viên, bởi đây là các loại thiên địch giúp trừ sâu, rầy, côn trùng theo phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất.
rau-dai-ngan-14.jpg
Trang trại tạo công việc có thu nhập ổn định cho lao động nữ
Bên cạnh các loại rau thông thường như rau ngót, rau cải các loại, hoa thiên lý, rau muống, rau lang ngọt, rau dền, mướp hương, bầu, bí, su su… đây cũng là một trong số ít các trang trại hữu cơ trồng cả triệu gốc rau rừng với các giống rau quý hiếm. Chị Kim Hoa tự hào giới thiệu những loại rau rừng đang là thế mạnh của trang trại mình như: rau sắng (ngót rừng), bò khai (dạ hiến), rau mỏ, rau sau sau, rau dền chua đỏ, rau dớn, hoa và củ chuối rừng, măng rừng, sung nếp, chùm ngây…
rau-dai-ngan-9.jpg
Các loại rau rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho trang trại
rau-di-ngan-10.jpg
Mô hình trồng xen canh rau các loại rau

 

rau-dai-ngan.jpg
Rau phủ trống các vạt đất đồi rừng

 
Từ 5.000m2 trồng rau hữu cơ ban đầu, đến nay diện tích đất trồng rau hữu cơ của Hoa Viên lên tới hơn 60ha. Các loại rau của trang trại đã được người tiêu dùng thủ đô tin tưởng, đón nhận. Để thực hiện sản xuất trên quy mô lớn, trang trại đã cải tạo 20ha đồi dốc thành những nấc ruộng bậc thang có hệ thống tưới phun mưa tự động giăng mắc khắp các triền đồi, dẫn nguồn nước trong từ núi Vua Bà thuộc Vườn quốc gia Ba Vì với độ tinh khiết cao để tưới cho rau. Hiện nay, nhà màng công nghệ cao cũng đang được xây dựng tại trang trại Hoa Viên để có thể trồng các loại rau trái vụ trong mùa hè.
rau-dai-ngan-6.jpg
Hệ thống tưới hiện đại được lắp đặt tại trang trại

 
Từ ngày có trang trại rau rừng hữu cơ, đời sống của người nông dân xã Yê Bình đã được cải thiện rõ rệt. Trang trại hiện đang sử dụng 100 lao động thường xuyên, trong đó lao động nữ chiếm tới 90%, thu nhập ổn định trên 3 triệu đồng mỗi tháng. 
rau-dai-ngan-13.jpgSản phẩm rau được giới thiệu đến người tiêu dùng
 
Không chỉ phủ xanh đất trống, đồi trọc, cung cấp sản phẩm chất lượng ra thị trường, những sản phẩm rau hữu cơ từ trang trại Hoa Viên đã góp phần không nhỏ vào phong trào nông thôn mới tại địa phương.
Theo phunuvietnam.vn

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập514
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại190,691
  • Tổng lượt truy cập88,869,025
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây