Học tập đạo đức HCM

Yên Thành đa dạng phương án tăng giá trị nông sản

Chủ nhật - 10/09/2017 04:32
Là huyện nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, Yên Thành không chỉ tìm cách nâng cao giá trị lúa gạo, mà còn đa dạng hoá cây trồng, hướng tới nền nông nghiệp hàng hoá, giá trị cao.

Huyện Yên Thành có diện tích đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp lên tới hơn 44.000 ha, trong đó 12.700 ha đất hai lúa (trên 8.000 ha chủ động nước).  Nông nghiệp luôn là mũi nhọn được địa phương trăn trở, quan tâm phát triển. Ông Phan Văn Tuyên - Chủ tịch UBND huyện cho biết: Nếu vẫn làm nông nghiệp theo kiểu truyền thống, thì vẫn còn nhiều bấp bênh kể cả trong sản xuất và tiêu thụ.

Từ thực tế đó, huyện Yên Thành nỗ lực tìm hướng bứt phá, trước hết là đột phá vào những loại cây trồng truyền thống và lợi thế. Huyện tập trung chuyển đổi từ giống lúa năng suất sang giống lúa vừa có năng suất vừa có chất lượng cao và bước đầu hình thành một số vùng sản xuất lúa hàng hóa. 

Thu hoạch cam ở trang trại cam Thiên Sơn, xã Đồng Thành (Yên Thành). Ảnh: Phú Hương
Thu hoạch cam ở trang trại cam Thiên Sơn, xã Đồng Thành (Yên Thành). Ảnh: Phú Hương

Để nâng cao giá trị cũng như tạo nguồn tiêu thụ ổn định, ngoài sản xuất lúa thương phẩm, huyện đã kêu gọi các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất lúa làm hàng hóa, lúa giống với diện tích 700 ha, tập trung ở các xã Liên Thành, Hoa Thành, Phúc Thành, Vĩnh Thành, Tân Thành, cho giá trị thu nhập cao hơn sản xuất bình thường 10-15%.

Những năm gần đây, nấm Yên Thành đã trở thành “thương hiệu” được người tiêu dùng biết đến với sản lượng hàng năm lên tới 450 tấn. Nhiều gia trại nấm đã hình thành mối liên kết bền chặt giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 

Là vùng đất được mệnh danh “trước ho lương, sau rương tiền”, ngoài diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, Yên Thành còn có vùng đồi rộng lớn. Phát huy lợi thế về đất đai, toàn huyện Yên Thành đã có hàng trăm hộ trồng 370 ha cam, trong đó diện tích trồng quy mô tập trung là 155 ha, nhiều nhất ở 2 xã Đồng Thành và Minh Thành cho thu hoạch từ 800 triệu đến 1,5 tỷ đồng/ha/năm. 

Đặc biệt, Yên Thành đã thu hút doanh nghiệp TH vào đầu tư, liên kết hợp tác sản xuất từ 4.000- 6.000 ha lúa chất lượng cao theo hai hình thức là liên kết với nông dân và thuê lại đất, sử dụng người lao động của địa phương, người dân được đảm bảo mức thu nhập hàng năm sau khi trừ chi phí.

Sản xuất nấm vụ đông ở Yên Thành. Ảnh: Thái Dương
Sản xuất nấm vụ đông ở Yên Thành. Ảnh: Thái Dương

Dự kiến từ vụ xuân năm 2018 huyện sẽ triển khai liên kết sản xuất theo dạng mô hình khoảng 500- 600 ha với hai loại lúa giá trị cao là gạo Nhật và khôi phục giống nếp Rồng, chủ yếu ở các xã dọc theo đường kênh chính, chủ động nước như các xã Xuân Thành, Hoa Thành, Tăng Thành, Hợp Thành...

UBND tỉnh cũng đã có thông báo đồng ý chủ trương lập dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ Vệ Vừng ở xã Đồng Thành. Ở vùng này, ngoài đầu tư hạ tầng du lịch, sẽ trồng và khôi phục lại các loại cây bản địa, giữ mặt nước để phát triển lâu dài; trên 152 ha rừng sản xuất sẽ trồng các loại cây chất lượng, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm cam, nho, dược liệu. 

“Dự kiến dự án sẽ được duyệt trong tháng 9 năm nay để cấp phép cho nhà đầu tư. Huyện cũng đã đề nghị tỉnh xác định đây là dự án trọng điểm công nghệ cao của tỉnh để có sự chỉ đạo toàn diện, có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp” - ông Phan Văn Tuyên cho biết thêm. Ngoài ra, huyện cũng đã bàn giao 2.000 ha đất đồi rừng cho doanh nghiệp trồng cây nguyên liệu giấy và một số loại cây dược liệu phục vụ sản xuất thực phẩm chức năng chất lượng cao. 

Ngoài các dự án trên, Yên Thành chủ trương xây dựng thương hiệu gà sạch Yên Thành tại các xã Tây Thành, Quang Thành, Minh Thành, Thịnh Thành; thương hiệu mật ong Tràng Kè tại xã Mỹ Thành. Đồng thời, tổ chức liên kết với Công ty Tâm Nguyên và với các doanh nghiệp vào sản xuất lúa hàng hóa, lúa giống, ngô làm hàng hóa; liên kết Công ty cổ phần thực phẩm Đồng Giao vào sản xuất đậu tương rau và ngô ngọt xuất khẩu. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất cam tại các xã Đồng Thành và Minh Thành… 

Theo Phú Hương/Báo nghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập605
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại47,868
  • Tổng lượt truy cập88,726,202
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây