Học tập đạo đức HCM

Bế tắc trong sản xuất, tiêu thụ nông sản nguy cơ kéo dài

Chủ nhật - 12/09/2021 08:42
AN GIANG Tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vacxin Covid-19 trong dân tại An Giang mới đạt khoảng 4,5% dân số. Khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản vì thế có thể còn kéo dài.
UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị định hướng hoạt động Tổ phản ứng nhanh cấp xã hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, thu mua nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị định hướng hoạt động Tổ phản ứng nhanh cấp xã hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, thu mua nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh An Giang chủ trì, cùng Sở NN-PTNT tỉnh này vừa tổ chức hội nghị định hướng hoạt động Tổ phản ứng nhanh cấp xã hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, thu mua nông sản. Đồng thời, hướng dẫn quy trình thủ tục trong chuỗi lưu thông, sản xuất hàng hóa nông sản và triển khai tổ chức liên kết,trong sản xuất lúa giai đoạn 2021-2022. Hội nghị được triển khai trực tuyến xuống đến những xã đã thành lập được Tổ phản ứng nhanh.

Ưu tiên tiêm vacxin người tham gia chuỗi sản xuất

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Cùng với nâng cao vai trò của Tổ phản ứng nhanh nông nghiệp cấp xã, An Giang lên phương án xây dựng mô hình điểm “4 xanh + 1V” trong sản xuất nông nghiệp (4 xanh gồm: vùng sản xuất xanh, sản phẩm xanh, bao bì, đóng gói xanh và thương lái xanh và 1V là vacxin).

Các địa phương cần đẩy mạnh lập danh sách nông dân, những người tham gia chuỗi sản xuất nông nghiệp, gửi về Sở NN-PTNT tỉnh để tổng hợp, ưu tiên tiêm vacxin ngừa Covid-19, xây dựng chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn…

Theo ông Thư, Tổ phản ứng nhanh nông nghiệp cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là Tổ phản ứng nhanh nông nghiệp cấp xã) là tổ chức kiêm nhiệm do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập gồm lãnh đạo UBND xã làm Tổ trưởng, các thành viên như: Nhân viên trồng trọt và BVTV, nhân viên chăn nuôi và thú y, nhân viên thủy sản, khuyến nông viên, nhân viên Tập đoàn Lộc Trời, hội nông dân xã, câu lạc bộ nông nhân xã…

Việc thành lập Tổ phản ứng nhanh nông nghiệp cấp xã nhằm hỗ trợ liên kết và tiêu thụ nông sản cho nông dân trong mùa dịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc thành lập Tổ phản ứng nhanh nông nghiệp cấp xã nhằm hỗ trợ liên kết và tiêu thụ nông sản cho nông dân trong mùa dịch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tùy theo tình hình thực tế địa phương, có thể bổ sung thành viên nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả trong tiếp nhận, xử lý nhanh thông tin hỗ trợ sản xuất NN-PTNT tại địa phương.

Tổ phản ứng nhanh nông nghiệp cấp xã được sử dụng con dấu của UBND xã khi thực hiện báo cáo nhanh về tình hình phối hợp tiếp nhận và xử lý nhanh thông tin hỗ trợ sản xuất NN-PTNT tại địa phương như tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở, đại lý, tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX, thương lái, cá nhân tham gia cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đầu vào.

Bên cạnh đó, Tổ phản ứng nhanh nông nghiệp cấp xã còn hỗ trợ, liên kết và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đối với những trường hợp vượt thẩm quyền, cấp xã báo cáo về UBND cấp huyện (thông qua Trưởng phòng NN-PTNT hay Phòng Kinh tế - Thường trực Tổ phẩn ứng nhanh cấp huyện), đồng thời gửi cho Thư ký Tổ phản ứng nhanh cấp tỉnh để biết và hỗ trợ xử lý nếu vượt thẩm quyền cấp huyện.

UBND cấp xã công bố đường dây nóng của Tổ và tổ chức địa điểm làm việc, phân công, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã theo quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo.

An Giang lên phương án xây dựng mô hình điểm '4 xanh + 1V' trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang lên phương án xây dựng mô hình điểm “4 xanh + 1V” trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Thư, dịch Covid-19 còn diển biến phức tạp. Vì vậy để việc tiêu thụ nông sản thuận lợi, thời gian tới, UBND tỉnh đề nghị các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch ứng phó sản xuất với 3 cấp độ dịch bệnh Covid-19 là: Nguy cơ cao, rất cao (thực hiện Chỉ thị 16); nguy cơ (thực hiện Chỉ thị 15) và bình thường mới (vùng xanh).

Các Tổ phản ứng nhanh cấp xã vừa vận hành vừa hoàn thiện, phân công rõ từng mảng công việc cho các thành viên, kết nạp thêm chủ nhiệm HTX, nông dân giỏi, tổ, hội nông dân cùng tham gia vào nhóm Zalo, facebook...

Các Tổ phản ứng nhanh giữ vai trò là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, từng bước kết nối, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, liên kết Tập đoàn Lộc Trời xây dựng và nhân rộng mô hình “Lộc Trời trồng lúa rải vụ 123”.

"Sự vào cuộc chưa đồng bộ, mà trọng tâm là chính quyền cấp xã và huyện. Doanh nghiê mong muốn đầu tư và liên kết sản xuất nông nghiệp rất lớn, nhưng khả năng tổ chức sản xuất của địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đó là sản xuất tập trung quy mô lớn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay an toàn thực phẩm cho tiêu thụ nội địa.

Vì vậy việc thành lập Tổ phản ứng nhanh nông nghiệp cấp xã trong thời điểm hiện nay là điều cần thiết, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến khó lường", ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang.

Nguy cơ ách tắc tiêu thụ có thể còn kéo dài

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Đến nay, đã trực tiếp giải quyết được vấn đề tiêu thụ cho hơn 17.400 tấn lúa, nếp; rau màu các loại 551 tấn; trái cây 134 tấn; thủy sản 689 tấn' trứng gia cầm 316.000 quả… Ngoài ra, còn hỗ trợ 13 HTX đăng ký danh sách đầu mối cung ứng nông sản phía Nam do Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT triển khai để cung ứng nông sản cho TP. HCM.

An Giang cũng đã phối hợp với Viettel An Giang đưa lên sàn thương mại điện tử, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong khâu vận chuyển và hỗ trợ xin “luồng xanh” cho hơn 10 công ty, HTX với số lượng hơn 100 xe, ghe và phương tiện vận chuyển khác.

An Giang đã nỗ lực khơi thông tiêu thụ cho nông sản thời gian qua, nhưng nguy cơ khó khăn trong khâu này vẫn còn kéo dài. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đã nỗ lực khơi thông tiêu thụ cho nông sản thời gian qua, nhưng nguy cơ khó khăn trong khâu này vẫn còn kéo dài. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Lâm, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nên một số địa phương có khả năng gặp khó khăn về nhân công, tiếp cận các dịch vụ mua sắm vật tư phục vụ sản xuất cũng như di chuyển đi lại chăm sóc ruộng đồng.

Trong khi đó, tiến độ tiêm vacxin cho các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất vẫn còn khá chậm, nếu tính tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vacxin trong dân chỉ đạt khoảng 4,5% dân số trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, hiện nay các thương lái, các đơn vị thu mua, doanh nghiệp, các kho chứa đa phần nằm ngoài tỉnh An Giang, việc di chuyển lưu thông vẫn mất rất nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, vụ lúa thu đông thường sản xuất trong điều kiện mưa, bão lũ thất thường nên nguy cơ cao về yếu tố thời tiết và sâu bệnh hại. Hiện nay, tiến độ xuống giống lúa thu đông chậm hơn cùng kỳ năm 2020 nên khả năng thời vụ bị kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống vụ đông xuân năm 2022.

Trong khi đó, giá phân bón, thuốc BVTV tăng nên sẽ làm tăng chi phí sản xuất trong vụ thu đông, khả năng giá thành sản xuất sẽ tăng cao.

Ông Nguyễn Sỹ Lâm đánh giá thêm: Khó khăn trong khâu tiêu thụ vẫn có thể xảy ra trong vụ lúa thu đông nếu như tiến độ tiêm chủng toàn dân không được đẩy nhanh hơn nữa. Nhìn chung, ngành nông nghiệp An Giang đã có nhiều cố gắng trong tuyên truyền mời gọi doanh nghiệp đầu tư, nhưng diện tích được liên kết sản xuất, tiêu thụ rất thấp, chưa đến 10% diện tích sản xuất, dẫn đến sản xuất luôn trong thế bị động, cung cầu chưa gắn chặt, điệp khúc "được mùa mất giá” vẫn tồn tại.


https://nongnghiep.vn/be-tac-trong-san-xuat-tieu-thu-nong-san-nguy-co-keo-dai-d302356.html
Theo Lê Hoàng Vũ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Hôm nay26,481
  • Tháng hiện tại833,512
  • Tổng lượt truy cập88,188,582
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây