Học tập đạo đức HCM

Liệu pháp 'trẻ hóa' lao động già cỗi trong nông nghiệp

Thứ ba - 14/09/2021 07:53
HẢI PHÒNG Công nghiệp, đô thị hóa khiến lao động nông nghiệp ở Hải Phòng ngày càng già hóa. Chương trình IPM vì thế rất quan trọng nhằm thay đổi tư duy, nhận thức cho nông dân.

Thay đổi tư duy, nhận thức người dân

Là thành phố cảng với hoạt động kinh tế chủ lực là công nghiệp - dịch vụ, nhưng Hải Phòng hiện vẫn còn nhiều huyện ngoại thành nông nghiệp vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Với cơn lốc công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng nông dân bỏ ruộng không canh tác ngày một nhiều. Một số nơi, lực lượng lao động tham gia sản xuất chủ yếu chỉ còn người trung tuổi và lớn tuổi, nhận thức về sản xuất nông nghiệp theo lối mòn, khó thay đổi tập quán canh tác, sản xuất manh mún, quy mô nhỏ lẻ...

Là thành phố công nghiệp, nhưng Hải Phòng đặc biệt coi trọng sản xuất nông nghiệp. Ảnh: BVTVHP.

Là thành phố công nghiệp, nhưng Hải Phòng đặc biệt coi trọng sản xuất nông nghiệp. Ảnh: BVTVHP.

Mặt khác, sản xuất trồng trọt Hải Phòng cũng đang đứng trước một thách thức lớn, đó là mức độ ô nhiễm môi trường, đất canh tác bị nhiễm độc và mất dần độ màu mỡ do việc sử dụng ngày càng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm.

"Do đó, trong giai đoạn hiện nay, khi mở rộng sản xuất các loại cây trồng chủ lực tại Hải Phòng, khi diện tích canh tác giảm, yêu cầu thị trường khắt khe, nguồn lao động giảm thì việc áp dụng chương trình IPM sẽ ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng và cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa”, bà Vũ Thị Lan Hương, Chi cục Phó Chi cục Trồng trọt và BVTV Hải Phòng đánh giá. 

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Hải Phòng, những năm qua, thành phố cảng đã triển khai chương trình IPM tích cực, hiệu quả, qua đó có tác động thiết thực trong việc canh tác và sản xuất của nông dân.

Chương trình IPM lan tỏa đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của nông dân trong canh tác, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, dần bỏ thói quen phun thuốc “cưỡng bức, định kỳ” trên cây trồng, tăng cường sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc thảo mộc.

Những mô hình thí nghiệm đồng ruộng được nhân rộng, đã từng bước thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất cho nông dân đất cảng. Ảnh: BVTVHP.

Những mô hình thí nghiệm đồng ruộng được nhân rộng, đã từng bước thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất cho nông dân đất cảng. Ảnh: BVTVHP.

Thông qua các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, người dân các địa phương đã biết và không sử dụng thuốc trừ sâu sớm, không sử dụng thuốc trừ sâu định kỳ, giảm lượng đạm trong quá trình chăm sóc cây trồng, đặc biệt là trong thời gian cách ly với thuốc sâu và đạm trước khi thu hoạch nông sản.

Nhờ đó, lượng hóa chất BVTV trên đồng ruộng giảm rõ rệt, đặc biệt là những loại thuốc có độ độc cao đã được loại bỏ. Nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng", hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ nhưng vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều quan trọng hơn cả, chương trình IPM đã làm thay đổi nhận thức của người dân một cách mạnh mẽ, thay đổi tập quán canh tác như cấy mật độ hợp lý, đã giúp tiết kiệm lượng giống 25 – 30%, hiểu và chủ động trong công tác phòng chống dịch hại giúp giảm đáng kể số lần phun thuốc BVTV, bảo vệ được môi trường, hệ sinh thái, nhất là thiên địch trên đồng ruộng.

Về tổng thể, mặc dù chương trình IPM đã đạt được những kết quả khả quan, được nhiều địa phương đánh giá cao nhưng đến nay việc áp dụng chương trình IPM vào sản xuất vẫn còn những hạn chế, tồn tại liên quan đến kinh phí, công nghiệp hóa, một phần cơ chế chính sách…

Vựa dậy sản xuất lúa

Công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến một thời kỳ người dân Hải Phòng không còn mấy mặn mà với đồng ruộng, năng suất lúa tụt giảm. Tuy nhiên nhờ thực hiện tốt các phương pháp chương trình IPM, năng suất lúa ở Hải Phòng nhiều năm qua được cải thiện. Nếu như trước đây, lúa chỉ cần đạt được 150 - 180 tạ/sào nông dân đã hài lòng thì nay, năng suất đã nâng lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.

Ông Đỗ Danh Nghề kiểm tra tuổi sâu lúa vụ mùa 2021 trước khi khuyến cáo người dân phòng trừ. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Đỗ Danh Nghề kiểm tra tuổi sâu lúa vụ mùa 2021 trước khi khuyến cáo người dân phòng trừ. Ảnh: Đinh Mười.

Gần đây nhất, vụ đông xuân 2021, do thời tiết thuận lợi, thêm vào đó, quá trình canh tác người dân tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nên đã trúng đậm với năng suất trung bình đạt trên 70 tạ/ha, nhiều nơi đạt năng suất kỳ lục, hơn 80 tạ/ha.

Về xã Kiến Quốc (huyện Kiến Thụy) thời điểm này, lúa mùa ngoài đồng đã tốt xanh mơn mởn. Dư âm về sự thắng lợi vụ lúa xuân 2021 của bà con nơi đây vẫn còn. Vụ xuân 2021, năng suất lúa ở Kiến Quốc lần đầu ghi nhận cao nhất trong lịch sử (lên tới 83 tạ/ha).

Ông Đỗ Danh Nghề, Giám đốc HTX Nông nghiệp Kiến Quốc bảo rằng, ông tham gia HTX từ năm 1984 đến nay, mọi sự thay đổi trên đồng ruộng của địa phương ông đều tỏ tường, nhất là chương trình IPM. Với ông Nghề, đây là chương trình hiệu quả nhất làm thay đổi căn bản tư duy sản xuất của nông dân.

Ông Nghề được học IPM từ cách đây hơn 20 năm và hàng năm đều được “xào, xới” lại đều đặn. Đến nay, người dân trong xã vẫn áp dụng đều đặn và hiệu quả IPM trong sản xuất lúa. Qúa trình sản xuất, khi có thông báo của cơ quan chuyên môn, người dân mới thực hiện quy trình sản xuất, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh và thậm chí là cả thu hoạch chứ không còn tùy tiện mạnh ai nấy làm như xưa.

Theo ông Nghề, khi chưa được tuyên truyền về IPM, mỗi khi thấy lúa có hiện tượng vàng lá, sâu bệnh…, bà con thường tự mua thuốc phun tràn lan khi chưa được cơ quan chức năng hướng dẫn hay khuyến cáo. Kết quả là sâu bệnh ngày càng phức tạp, nhiều bệnh mới, năng suất lúa giảm thấp.

Bà Nguyễn Thị Dung, Trưởng thôn Xuân Chiếng (xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy), một trong những học viên IPM đầu tiên ở Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Bà Nguyễn Thị Dung, Trưởng thôn Xuân Chiếng (xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy), một trong những học viên IPM đầu tiên ở Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Sau này, khi đã có kiến thức về IPM qua nhiều kênh các nhau, người dân đã biết chọn giống, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, qua đó giúp năng suất tăng cao nhiều năm nay. Điển hình vụ xuân 2021, năng suất đã tăng đột biến. “Chúng tôi báo cáo lên huyện chỉ có hơn 70 tạ/ha, nhưng thực tế là hơn 83 tạ/ha”, ông Nghề phấn khởi tiết lộ.

Cũng gần giống với Kiến Thụy, tại huyện Vĩnh Bảo, địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất Hải Phòng với hơn 8.000ha, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp Vĩnh Bảo cho biết, nhiều năm gần đây năng suất và sản lượng lúa của huyện được cải thiện rõ ràng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là chương trình IPM giúp nông dân áp dụng tốt việc quản lý dịch bệnh cho cây lúa.

Thông qua các lớp tập huấn và tuyên truyền, tập quán canh tác của người dân thay đổi tích cực, từ việc chọn giống, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh. Do đó, không chỉ năng suất lúa được cải thiện mà môi trường sinh thái và chất lượng lúa gạo cũng được nâng lên.

“IPM không chỉ giúp quản lý tốt dịch hại, giúp cải thiện năng suất cây lúa mà còn giúp người dân giảm nhiều chi phí trong sản xuất. Nếu trước đây, cấy 1 sào lúa thì mất 2,5 - 3 kg thóc giống thì bây giờ 1 sào cấy chỉ mất 0,6 – 1kg thóc, mà năng suất lại rất cao”, ông Thắng khẳng định.

Lãnh đạo TP Hải Phòng thăm cánh đồng lúa trĩu bông tại huyện Vĩnh Bảo vụ xuân 2021. Ảnh: Đinh Mười.

Lãnh đạo TP Hải Phòng thăm cánh đồng lúa trĩu bông tại huyện Vĩnh Bảo vụ xuân 2021. Ảnh: Đinh Mười.

Rời huyện Vĩnh Bảo, tiếp tục về Tiên Lãng, Thủy Nguyên, An Lão và câu chuyện về những cánh đồng lúa trĩu bông, chất lượng cao được nối dài. Những người nông dân đi làm đồng chỉ cần nhìn qua là biết lúa bị bệnh gì, sâu bao nhiêu tuổi, đã đến thời điểm phun thuốc chưa và có thể chụp ảnh gửi zalo, facebook cho cán bộ trạm khuyến nông để hỏi trực tiếp những vấn đề chưa biết để có thể xử lý tốt nhất...

“Tôi là người được tham gia lớp IPM từ năm 1996, ngoài áp dụng cho gia đình tôi còn lan tỏa đến các hộ dân trong thôn. Những nơi đất xấu nhất, nhiều sâu bệnh, chuột bọ phá hoại, đến nỗi họ phải bỏ ruộng, nhưng nay đã trở thành những mảnh ruộng tốt tươi, năng suất không thua kém gì những chân ruộng đẹp. Mong ước đạt từ 250 - 300 kg/sào chúng tôi đã đạt được, công sức bỏ ra được bù đắp, chúng tôi rất hài lòng với kết quả chương trình IPM mang lại”, bà Nguyễn Thị Dung, Trưởng thôn Xuân Chiếng, xã Ngũ Phúc (huyện Kiến Thụy) hồ hởi.

Năng suất lúa bình quân vụ xuân năm 2021 toàn TP Hải Phòng đạt 70,16 tạ/ha, là mức năng suất bình quân cao nhất từ trước đến nay của toàn Thành phố. Trong đó, năng suất lúa bình quân huyện Vĩnh Bảo ước đạt 70,87 tạ/ha, huyện Tiên Lãng 70,60 tạ/ha, huyện Thủy Nguyên 70,51 tạ/ha, huyện Kiến Thụy 70,10 tạ/ha, huyện An Dương 70,10 tạ/ha và huyện An Lão 69,00 tạ/ha...

https://nongnghiep.vn/lieu-phap-tre-hoa-lao-dong-gia-coi-trong-nong-nghiep-d302502.html
Theo Đinh Mười - Viết Cường/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại828,769
  • Tổng lượt truy cập88,183,839
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây