Học tập đạo đức HCM

Đồng bào Bana giỏi trồng rau VietGAP

Thứ tư - 06/10/2021 00:43
BÌNH ĐỊNH Những hộ đồng bào dân tộc Bana ở xã vùng cao Vĩnh Sơn rất giỏi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng rau an toàn để làm nên nhãn hiệu 'Rau Lá Lành'…

Góp phần cải thiện đời sống

Năm 2021 là năm thứ 5 các thành viên nhóm đồng sở thích trồng rau an toàn (RAT) ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) được Dự án rau an toàn tỉnh Bình Định tiếp tục hỗ trợ để sản xuất các loại rau ôn đới trên diện tích hơn 4ha. Nhờ đó, RAT ở Vĩnh Sơn đã lan toả vào hệ thống siêu thị BigC và Coopmart ở TP Quy Nhơn với nhãn hiệu “Rau Lá Lành” để đến tay người tiêu dùng.

Theo ông Đặng Văn Khánh, Nhóm trưởng nhóm đồng sở thích trồng RAT xã Vĩnh Sơn, hiện nhóm có 24 hộ tham gia, trong đó có đến 20 hộ là đồng bào dân tộc Bana. “Sau khi chia tay với cuộc sống du canh du cư, đồng bào Bana ở Vĩnh Sơn định cư với đất ruộng, đất rẫy.

Từ khi được Dự án rau an toàn tỉnh Bình Định hỗ trợ kinh phí để thực hiện mô hình trồng RAT tại địa phương đã thu hút 20 hộ đồng bào Bana tham gia. Điểm thuận lợi của Vĩnh Sơn là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cho phép vùng này trồng được nhiều giống rau xứ lạnh như cải thảo, bắp sú, súp lơ, cà rốt, su hào. 2 sản phẩm chủ lực là cải thảo, bắp cải được siêu thị BigC Quy Nhơn bao tiêu toàn bộ. Từ đó thu nhập từ trồng RAT đã góp phần cải thiện đời sống cho bà con rất lớn”, ông Khánh chia sẻ.

Mô hình bón vôi cho cây cải thảo tại vùng RAT xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T

Mô hình bón vôi cho cây cải thảo tại vùng RAT xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T

Riêng năm 2020 vừa qua, nhóm đồng sở thích trồng RAT xã Vĩnh Sơn đã trồng hơn 4ha gồm các loại rau bắp cải, cải thảo, súp lơ xanh, súp lơ vàng, su hào, xà lách, củ cải, củ cà rốt, ớt chuông, hành tím, cà chua, cà tím, củ dền, bí ngồi; sản lượng bán ra thị trường gần 70 tấn. Sản phẩm RAT ở Vĩnh Sơn được tiêu thụ tại hệ thống Siêu thị BigC, hệ thống Siêu thị Coopmart và tại địa phương, khách du lịch, các chợ đầu mối trong tỉnh cùng quầy bán rau an toàn tại chợ Định Bình.

Ông Đặng Văn Khánh cho biết thêm: “Mỗi vụ rau kéo dài khoảng 3 tháng tùy loại rau, mỗi năm bà con trồng được 2 vụ, vụ đông xuân và vụ thu đông, vụ hè vùng đất Vĩnh Sơn thiếu nước tưới nên không thể trồng rau. Nếu Vĩnh Sơn có điều kiện trồng rau quanh năm thì thu nhập từ cây rau có thể thay thế cây lúa nước. Cứ 1.000m2 (2 sào) trồng được 3.500 cây rau, mỗi cây rau bình quân bán được 10.000đ, vị chi 2 sào rau mỗi vụ cho thu nhập 35 triệu đồng, đây là món thu nhập không nhỏ của những hộ đồng bào dân tộc thiểu số”.

Sức hút của rau an toàn

Chị Đinh Thị Boi (bìa phải), hạt nhân của nhóm đồng sở thích trồng RAT VietGAP ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T

Chị Đinh Thị Boi (bìa phải), hạt nhân của nhóm đồng sở thích trồng RAT VietGAP ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T

Dự án RAT Bình Định không chỉ mang tới cơ hội để người dân Vĩnh Sơn có sinh kế bền vững, mà còn góp phần thay đổi thói quen canh tác, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật tới với người dân ở vùng sâu, vùng xa. Thông qua các lớp học thực tế trên đồng ruộng (FFS), thành viên của 2 nhóm cùng sở thích trồng RAT theo hướng VietGAP ở Vĩnh Sơn nhanh chóng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, hình thành vùng rau ôn đới Vĩnh Sơn có nhãn hiệu "Rau Lá Lành" ở xã vùng cao này.

Chị Đinh Thị Boi, thành viên nhóm đồng sở thích sản xuất RAT Vĩnh Sơn, chia sẻ: “Tham gia vào nhóm trồng rau tôi được cầm tay chỉ việc, tham quan nhiều mô hình sản xuất, từ đó tiếp cận được nhiều cái mới. Vụ rau đầu tiên xanh tốt, vụ rau thứ 2, diện tích rau bị giảm do sâu bệnh, nhiều thành viên bỏ nhóm, nhưng tôi với các hộ còn lại vẫn kiên trì tìm hiểu để khắc phục.

Ví như đối với cây cải thảo, khi mới trồng rau lên xanh tốt, nhưng khi gần thu hoạch thì bị vàng lá, độ cuốn không đẹp. Nhờ hướng dẫn kỹ thuật từ cán bộ của Dự án RAT Bình Định và của Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thạnh tôi bón vôi, đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, kiểm tra sâu bệnh nên vụ rau đông xuân vừa qua mang lại thu nhập cao, mình ưng cái bụng lắm”.

Nhóm đồng sở thích trồng RAT VietGAP ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) được chuyên gia tập huấn kỹ thuật. Ảnh: L.K.

Nhóm đồng sở thích trồng RAT VietGAP ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) được chuyên gia tập huấn kỹ thuật. Ảnh: L.K.

Theo ông Phạm Tấn Phát, Điều phối viên Dự án RAT tỉnh Bình Định, năm 2021 là năm cuối cùng các nhóm đồng sở thích trồng RAT ở xã Vĩnh Sơn được Dự án RAT tỉnh hỗ trợ. “Trong 4 năm qua, cùng với sản lượng, chất lượng rau do bà con Vĩnh Sơn cung cấp đã tăng lên từng năm. Nếu như năm 2017 vùng RAT Vĩnh Sơn chỉ đạt 3 tấn thì đến năm 2018 đã tăng lên 12,5 tấn. Đến tháng 10/2019, Dự án RAT tỉnh hỗ trợ bổ sung thêm cho vùng RAT xã Vĩnh Sơn 2ha, nâng tổng diện tích canh tác được hỗ trợ lên 4ha, kết quả năm 2019 tổng sản lượng đạt 28 tấn, năm 2020 đạt gần 70 tấn, dự kiến những tới diện tích, sản lượng tiếp tục tăng”, ông Phát phấn khởi cho biết.

“Người dân xã Vĩnh Sơn nghèo tiền nghèo bạc, nhưng lại giàu đất đại. Ví như 24 hộ tham gia trồng RAT ở đây mỗi hộ có đến 1ha đất canh tác. Nếu đường giao thông từ xã về huyện Vĩnh Thạnh được cải thiện cho việc chuyên chở rau về TP Quy Nhơn được thuận lợi hơn thì sẽ còn nhiều hộ dân khác tham gia trồng RAT. Hiện có nhiều bà con hỏi thăm tôi mua giống rau về trồng và học tập kỹ thuật trồng RAT của những hộ làm trước để làm theo”, ông ông Đặng Văn Khánh, Nhóm trưởng nhóm đồng sở thích trồng RAT xã Vĩnh Sơn, chia sẻ.

https://nongnghiep.vn/dong-bao-bana-gioi-trong-rau-vietgap-d304394.html
Theo Đình Thung-Lê Khánh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập469
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm454
  • Hôm nay46,546
  • Tháng hiện tại313,141
  • Tổng lượt truy cập87,668,211
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây