Học tập đạo đức HCM

Hải Phòng: Cả làng khá già nhờ gói bánh Lang Liêu, có nhà gói 2.000 chiếc mỗi ngày

Thứ năm - 04/02/2021 23:45
Năm nào cũng vậy, cứ khoảng giữa tháng Chạp đến Tết, các hộ gói bánh chưng (bánh Lang Liêu) tại thôn Bấc 2, xã Thuỷ Đường ( huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) lại miệt mài gói bánh chưng. Công việc gói bánh chưng từ sáng đến đêm khuya để cho kịp các đơn hàng của nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố.

Nguyên liệu làm bánh chưng từ thịt lợn, gạo nếp, đậu xanh đến lá gói bánh đều được người dân thôn Bấc 2, xã Thuỷ Đường ( huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) chọn lựa cẩn thận ngay từ khâu đầu vào. 

Hải Phòng: Nông dân khấm khá từ nghề gói bánh chưng - Ảnh 1.
 

Lá dong dùng gói bánh chưng được người dân thôn Bấc 2, xã Thuỷ Đường ( huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) tuyển chọn kỹ lưỡng

Bánh chưng được người dân ở đây gói hoàn toàn bằng tay, không dùng đến khuôn. Tuy nhiên, chiếc nào chiếc nấy đều tăm tắp, bánh vuông, thơm, ngon, xanh rền, người mua để cả tuần cũng không mốc.
 

Mỗi chiếc bánh chưng như gói ghém một phần trái tim của người làm nghề, vị ngọt ngào của bánh chưng nơi đây đang lan tỏa hương Tết tới nhiều miền quê khác.

Ngay từ sáng sớm, người dân làng nghề gói bánh chưng Thủy Đường đã bận rộn với công việc lau lá, vo gạo, thái thịt, gói bánh. 

Mỗi gia đình đều giống như một công xưởng nhỏ, không khí làm việc lúc nào cũng vui vẻ, nhộn nhịp.

Bà Đồng Thị Tất (thôn Bấc 2 xã Thủy Đường) một trong nhiều hộ làm bánh chưng nổi tiếng trong làng cho biết, nhà bà những ngày cao điểm thường gói từ 1.000 - 2.000 chiếc bánh.

Tuy nhiên, để chiếc bánh chưng được ngon thơm như ý là cả một công đoạn khá công phu. Nguyên liệu đầu tiên phải kể đến là gạo, gạo gói bánh phải được "tuyển" là gạo nếp cái hoa vàng loại 1. Tiếp theo là đỗ xanh lòng vàng, bên trong nhân đỗ phải bở và thơm.

Hải Phòng: Nông dân khấm khá từ nghề gói bánh chưng - Ảnh 2.

Ở thôn Bấc 2, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng) có những gia đình gói 1.000-2.000 chiếc bánh chưng mỗi ngày.

"Thịt lợn gói bánh cũng cần chọn thịt mông, thịt ba chỉ dùng gói cùng nhân. Miếng thịt lợn phải được thái dày dặn theo tỉ lệ, ướp thịt với bột canh, hạt tiêu, nước mắm dậy mùi thơm. Bánh luộc lên, các nguyên liệu hòa quện vào nhau, miếng bánh chưng ăn sẽ có độ ngon và ngậy" – bà Tất chia sẻ thêm.

Hải Phòng: Nông dân khấm khá từ nghề gói bánh chưng - Ảnh 3.

Nghề làm bánh chưng ở thôn Bấc 2, xã Thuỷ Đường ( huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) quanh năm không hết việc

Cũng giống gia đình nhà bà Tất, gia đình nhà ông Nguyễn Văn Hoài (người cùng thôn) cũng là một trong những gia đình gói bánh chưng ngon có tiếng trong làng.
 

Những ngày này gia đình ông lúc nào cũng phải sử dụng từ 7- 10 nhân công mới gói kịp bánh chưng cho các đơn hàng của khách đặt từ trong năm. 

Ông Hoài chia sẻ: Bánh chưng gói không hề khó nhưng lại là cả một nghệ thuật của người làm thủ công như người làng Bấc. Để hoàn thiện một chiếc bánh chưng người gói chỉ cần một phút, gói nhanh không cần khuôn nhưng vẫn bảo đảm lớp gạo, đỗ trên và dưới bằng nhau. 

Nguyên liệu lá dong, lá chuối hột dùng để gói bánh chưng cũng phải trải qua đợt tuyển chọn gắt gao, bảo đảm tiêu chí không quá già, không quá non, không úa, rách để bánh có màu xanh đẹp.

Bánh chưng thường luộc từ 8-10 tiếng, nặng khoảng 1kg đến 1,2kg. Giá bánh chưng ở Thủy Đường cũng khá đa dạng, từ mấy chục nghìn đến cả trăm nghìn đồng mỗi chiếc, tùy vào nhu cầu của người đặt mua.

Hải Phòng: Nông dân khấm khá từ nghề gói bánh chưng - Ảnh 4.

Những chiếc bánh chưng ra lò, chuẩn bị chuyển đến tay khách hàng

Bà Lê Thị Bích Hiển - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thủy Đường (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) cho biết, xã Thủy Đường lâu nay vốn đã nổi tiếng với khá nhiều nghề truyền thống, từ nghề xe chỉ, trồng rau, làm giá đỗ, làm bánh mì...

Thế nhưng bánh chưng thôn Bấc 2 vẫn là một "đặc sản" của nghề gia truyền có tiếng ở xã Thủy Đường. Bánh chưng Thủy Đường được gói quanh năm nhưng "đắt khách" nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên đán.

Năm nào cũng vậy, bánh chưng làm đến đâu "cháy hàng" đến đấy bởi hương vị nổi tiếng, đậm đà khó quên. 

Nghề gói bánh chưng cũng đã trở thành một nghề đem lại nguồn kinh tế không nhỏ cho các hộ dân tại Thủy Đường. Nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang mọc lên, làng quê cũng thay đổi hẳn, có nguồn thu nhập ổn định, đời sống người dân trong làng nhiều năm trở lại đây đã được cải thiện rõ rệt.

https://danviet.vn/hai-phong-ca-lang-kha-gia-nho-goi-banh-lang-lieu-co-nha-goi-2000-chiec-moi-ngay-20210203140552388.htm

Theo Thu Thủy/danviet.vn



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại974,299
  • Tổng lượt truy cập92,148,028
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây