Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”

Thứ sáu - 15/05/2020 19:00
HNP - Trong thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã được cấp ủy, chính quyền các cấp thành phố Hà Nội thực hiện có hiệu quả, góp phần khai thác tốt các tiềm năng lợi thế, phát triển kinh tế vùng nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân. Chương trình cũng mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm có lợi thế.

Sản phẩm trứng gà Tiên Viên đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường


Thủ đô Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số đó có 308 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận. Nhiều sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Có trên 2.300 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đây chính là cơ sở tiềm năng lựa chọn sản phẩm để hoàn thiện, đánh giá phân hạng và dự thi sản phẩm OCOP đối với thành phố Hà Nội.
 
Riêng năm 2019, thành phố Hà Nội đã có 18/30 quận, huyện, thị xã triển khai đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Cụ thể về đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện, có 301 hồ sơ sản phẩm đạt yêu cầu dự thi cấp thành phố. Đối với kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp thành phố, đã đánh giá, phân hạng tổng số 301 sản phẩm, trong đó, có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 207 sản phẩm 4 sao; 88 sản phẩm 3 sao; đạt 100,3% kế hoạch năm 2019. 
 
Tại huyện Chương Mỹ, các sản phẩm được đánh giá gồm: Trứng gà Tiên Viên của Công ty Cổ phần Tiên Viên; bưởi Diễn Nam Phương Tiến của Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Phương Tiến; các loại rau của Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn; sản phẩm mây, tre, giang đan của Công ty TNHH mỹ nghệ Hoa Sơn... 
 
Nhờ chủ động đổi mới chất lượng, mẫu mã, nâng cấp công nghệ, sản phẩm của huyện Chương Mỹ đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, kết nối thành công đưa vào tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, phát triển thương hiệu địa phương.
 
Ông Đặng Viết Xuân, Trưởng phòng Kinh tế Chương Mỹ huyện cho biết: Để triển khai chương trình OCOP, huyện đã kết nối với các ngành, các đơn vị cung ứng hỗ trợ tập trung phát triển sản phẩm theo hướng hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng và các cơ quan chuyên môn tăng cường chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
 
Cùng với việc vào cuộc tích cực của nhiều địa phương, ngành nông nghiệp của thành phố cũng phối hợp với các đơn vị của thành phố đã tổ chức trưng bày, giới thiệu trên 250 sản phẩm của hơn 70 chủ thể tham gia diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu và Hội chợ Quốc tế OCOP năm 2019 tại thành phố Hồ Chí Minh; trên 200 sản phẩm của 10 doanh nghiệp tham gia hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Nghệ An.
 
Ngoài ra, Chi cục Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức 4 hội thảo kết nối tiêu thụ đặc sản vùng miền và các sản phẩm OCOP tại huyện Thường Tín, Big C Thăng Long và phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ. Giới thiệu và tôn vinh sản phẩm OCOP tại hội chợ Tết Canh Tý tại công viên Thống Nhất quận Hai Bà Trưng.
 
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Chương trình OCOP đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng. Chương trình còn tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
 
Trong thời gian tới, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền về những lợi thế khi tham gia chương trình OCOP, ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các địa phương sẽ rà soát, xác định cụ thể các tổ chức kinh tế, các hộ sản xuất tham gia chương trình để có phương án hỗ trợ, khôi phục, xây dựng các sản phẩm làng nghề và nông sản. Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc các cá nhân có đủ năng lực về vốn, kinh nghiệm để phát triển sản phẩm đặc trưng, có lợi thế được ổn định, lâu dài. 
 
Các địa phương cũng cần tập trung hỗ trợ nguồn lực, tạo điều kiện các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia quảng bá, tiếp thị giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các hội chợ trong và ngoài thành phố, thông qua hoạt động thương mại điện tử, các điểm giới thiệu sản phẩm, liên kết với các tua tuyến du lịch, lễ hội trên địa bàn thành phố.

Theo Lê Tâm/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay23,675
  • Tháng hiện tại78,735
  • Tổng lượt truy cập84,055,152
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây