Học tập đạo đức HCM

Trồng mía... khác người, lấy chuối làm bờ rào mà từ chỗ nghèo miết rồi thu lãi hơn 400 triệu đồng

Thứ ba - 19/05/2020 11:04
Trên vùng đất chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã ngập, mỗi năm người dân chỉ canh tác một vụ cây ngắn ngày rồi bỏ hoang, lão nông Trương Văn Thệ lại trồng mía được quanh năm, thu lãi hơn 400 triệu đồng/năm.

Trồng mía… khác người

Nằm ở Tây Nguyên nhưng xã H'Bông, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) không có đất đỏ bazan màu mỡ như nhiều nơi khác. Đây là vùng đất xám bạc màu, khí hậu, thổ nhưỡng rất khắc nghiệt - chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã ngập. Chính vì vậy, người dân nơi đây chỉ sản xuất được một vụ cây ngắn ngày vào vụ mùa (trùng với mùa mưa) rồi bỏ hoang cả năm.

Ông Trương Văn Thệ (ở làng Kte, xã H'Bông) không là ngoại lệ. Những năm đầu đến H'Bông lập nghiệp, gia đình ông cũng loay hoay hết cây nọ đến cây kia nhưng không thành. 

"Lên đây lập nghiệp năm 2013, nhưng đất đai khô cằn quá nên nghèo miết. Lúc đầu tôi cũng trồng sắn, ngô như những gia đình khác, mỗi năm lỗ cả trăm triệu. Nhiều lúc tưởng không thể bám trụ nổi ở vùng đất khắc nghiệt này" - ông kể.

Thu vị ngọt trên vùng đất xám bạc màu - Ảnh 1.

Không chỉ trồng mía bán cho nhà máy đường, ông Thệ còn trồng mía ép nước có giá bán cao gần gấp 3 lần.

Sau mấy lần thất bại, ông Thệ chuyển qua trồng mía, bán cho nhà máy đường. Mía là cây ít tốn công chăm sóc, có khả năng kháng bệnh cao, chịu hạn tốt nên phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây. Vì vậy ông Thệ trồng luôn 2ha. Nhưng chuyện trồng mía của ông Thệ cũng khá ly kỳ và hơi... khác người.

Mía bán cho nhà máy đường có giá 800 đồng/kg, nhưng với mía ép nước thì cao gấp đôi, có thời điểm gấp ba. Nhờ chăm sóc tốt, công phu tỉ mỉ nên mía ép nước của gia đình tôi được nhiều thương lái từ các huyện lân cận đến mua. Thấy hiệu quả rõ rệt, giờ tôi đã cơ cấu 1ha mía ép nước, 1,5ha mía đường".

Ông Trương Văn Thệ

Thay vì làm đất thủ công hoặc dùng máy cày, ông Thệ đã dùng máy múc để cày luống., Theo ông, việc này sẽ làm đất tơi xốp hơn, giúp cây mía phát triển tốt hơn. Không chỉ trồng mía bán cho nhà máy đường, vài năm gần đây ông Thệ còn trồng thêm giống mía ép nước. 

Kết quả là bình quân mỗi sào mía ép nước, ông Thệ thu được 20 triệu đồng, trong khi mía đường chỉ được 7,5 triệu đồng. Sau mỗi mùa thu hoạch, trừ hết chi phí, gia đình ông lãi gần 300 triệu đồng. 

Ông Thệ cho hay: "Mía bán cho nhà máy đường có giá 800 đồng/kg, nhưng với mía ép nước thì cao gấp đôi, có thời điểm gấp ba. Nhờ chăm sóc tốt, công phu tỉ mỉ nên mía ép nước của gia đình tôi được nhiều thương lái từ các huyện lân cận đến mua. Thấy hiệu quả rõ rệt, giờ tôi đã cơ cấu trồng 1ha mía ép nước, 1,5ha mía đường".

Hàng rào cũng cho... thu nhập

Chúng tôi đến khu rẫy của ông Thệ trong cái nắng hầm hập giữa mùa "đỉnh" hạn, màu xanh từ đủ loại cây lá, rau quả làm không khí dịu mát hơn. Thời điểm này, khu vườn của ông Thệ đang trồng rất nhiều hoa màu như cà pháo, bầu, hành, đậu bắp, rau ngò... và tất nhiên là cả mía. Ông Thệ cho biết, không chỉ chia mía thành 2 loại ông còn trồng 4 sào rau - củ - quả theo hướng hữu cơ. 

Đây là cách mà ít người trong vùng làm được, do không có nguồn nước. 

Để sản xuất rau xanh, ông Thệ đã chủ động đào ao trữ nước, cuối mùa khô ao cạn thì sử dụng nước giếng khoan để sản xuất. Nhờ vậy, mỗi tháng vợ chồng ông Thệ có thêm 14 - 15 triệu đồng từ bán rau - củ - quả. Chưa kể việc trồng chuối làm hàng rào quanh vườn cũng đem lại thu nhập cho gia đình ông.

Thu vị ngọt trên vùng đất xám bạc màu - Ảnh 3.

Trồng chuối làm hàng rào cũng đem lại nguồn thu nhập cho gia đình ông Thệ.

Từ hai bàn tay trắng, lập nghiệp trên vùng đất cằn cỗi, đến nay, vợ chồng ông Thệ đã dành dụm mua được 3,2ha đất để sản xuất theo phương pháp linh hoạt, mỗi năm thu lãi khoảng 400 triệu đồng. Ông cũng vừa xây xong chuồng bò, chuẩn bị đón 5 cặp bò mẹ con về chăn nuôi thêm.

Ông Từ Thế Lộc - cán bộ nông nghiệp, địa chính xã H'Bông nhận xét: "Vì khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nên việc ông Thệ chuyển đổi canh tác, xen canh nhiều giống cây ngắn ngày đã cho hiệu quả kinh tế rất tốt. Xã cũng đang khuyến khích người dân học hỏi, tìm tòi những phương pháp canh tác phù hợp với điều kiện địa phương như vậy".

https://danviet.vn/kieu-trong-mia-khac-nguoi-cua-ong-the-tu-cho-ngheo-miet-den-thu-lai-hon-400-trieu-dong-20200518182819587.htm

Theo Thùy Dương/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập488
  • Hôm nay72,739
  • Tháng hiện tại732,066
  • Tổng lượt truy cập93,109,730
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây