Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thanh Xuân xung quanh ý tưởng gắn nông dân thành phố với việc xây dựng đô thị thông minh.
Thưa bà, hiểu thế nào về việc "gắn nông dân với đô thị thông minh"?
-TP.HCM đang xây dựng để trở thành đô thị thông minh. Vai trò các ngành khác đã khá rõ trong đề án này. Nhưng vai trò của Hội Nông dân TP gắn với chuỗi này còn khá mờ nhạt. Hàm ý của tôi là thời gian tới vai trò của Hội Nông dân TP sẽ được nâng lên thông qua việc gắn nông dân với đô thị thông minh. Và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong thời gian tới.
Cụ thể đâu là "con át chủ bài" để Hội Nông dân TP để triển khai ý tưởng này? Nói cách khác, Hội có kế hoạch, giải pháp thiết thực nào để gắn nông dân thành phố với việc xây dựng đô thị thông minh?
-Hội Nông dân TP đã có Đề án "Nâng cao đời sống kinh tế của nông dân gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, phát triển nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2020 – 2025 trên địa bàn TP.HCM". Đề án này là một trong những công trình của Đại hội nhiệm kỳ. Hội Nông dân TP sẽ dùng đề án này để triển khai ý tưởng gắn nông dân với đô thị thông minh, thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu chung của TP mà các đơn vị khác cũng đang dùng.
Xin bà có thể cho biết cụ thể hơn việc thực hiện ý tưởng này?
-Khi tiếp nhận công việc tôi thấy Đề án triển khai gắn nông dân với hoạt động du lịch của Hội Nông dân TP mà không gắn với đô thị thông minh thì không triển khai Đề án được. Lý do, muốn giới thiệu quảng bá du lịch thì phải ứng dụng công nghệ thông minh và khai thác dữ liệu dùng chung của TP.
Hội Nông dân TP phải xây dựng sổ tay điển tử ứng dụng phần mềm về các dữ liệu liên quan đến du lịch. Phần mềm này sẽ gợi mở, giới thiệu tất cả các điểm du lịch mà nông dân đang thực hiện thông qua các trang mạng. Hội Nông dân TP sẽ phối hợp với Sở du lịch, Sở GTVT, Sở NN PTNT, chính quyền các huyện…, trong đó có sử dụng dữ liệu chung để thực hiện Đề án này.
Nông dân sẽ phải được trang bị các kỹ năng, kiến thức về du lịch, ý tưởng làm du lịch, sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch…, và ứng dụng phần mềm thông minh để quảng bá điểm du lịch.
Ban đầu, đối tượng chính sẽ là chủ trang trại làm du lịch, lãnh đạo hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp… Đây là những người hiểu và đã có kinh nghiệp làm ăn.
Để gắn nông dân với đô thị thông minh, trước mắt Hội Nông dân TP sẽ lấy du lịch làm "điểm nhấn". Hội Nông dân TP sẽ không triển khai mô hình du lịch dàn trải mà xây dựng từng mô hình cho thành công rồi mới nhân rộng. Phải là người thật, việc thật thì mới vận động được nông dân tham gia làm du lịch. Hội Nông dân TP sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ nông dân làm du lịch bằng kỹ năng, kiến thức và đồng vốn.
Những năm qua nông dân TP cũng đã làm du lịch nông nghiệp. Vậy, theo bà hiện nay, họ đã có những nền tảng kiến thức về làm du lịch chưa?
-Hiện tại 5 huyện của TP HCM đang có những điểm du lịch sinh thái, nhà vườn… rất hay, do chính nông dân làm. Tuy nhiên, theo tôi du lịch miệt vườn này còn khá manh múm, tự phát và thiếu hiệu quả.
Hiện, nông dân TP HCM làm du lịch chưa liên kết các điểm du lịch được với nhau chứ đừng nói là quảng bá điểm du lịch. Giờ muốn làm du lịch, họ cần phải chuyển nghiệp chứ không làm theo kiểu phong trào. Thậm chí, Hội Nông dân TP sẽ phải tập huấn cho cán bộ hội để làm du lịch.
Ngoài ra, cái khó hiện nay nữa là khi triển khai Đề án phải thay đổi tư duy làm du lịch của nông dân. Giờ nhiều nông dân còn sử dụng điện thoại chỉ để "nghe và nói", chưa biết sử dụng điện thoại thông minh, hoặc chưa sử dụng các ứng dụng du lịch thì việc gắn với đô thị thông minh là một quảng đường dài.
Thưa bà, viễn cảnh nông thôn ra sao nếu Đề án này thành công?
Tôi cho rằng diện mạo nông thôn mới TP HCM sẽ tươi sáng, hiện đại hơn. Nông thôn TP HCM sẽ là nơi đáng sống. Khi nông dân biết làm du lịch sẽ kéo theo thu nhập tăng cao, giao thông được đầu tư hơn để hút du khách, mở ra nhiều cơ hội việc làm, sản xuất hàng hóa nhiều hơn… Và trên hết vai trò của nông dân thể hiện rõ hơn trong một đô thị thông minh đang hình thành ở thành phố...
Xin cảm ơn bà!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;