Học tập đạo đức HCM

NUÔI HƯƠU, NAI CHO THU NHẬP KHÁ

Thứ bảy - 23/05/2020 09:47
(GLO)- Huyện Chư Prông có 10 hộ nuôi hươu và nai để lấy nhung. So với các loại vật nuôi khác, nuôi hươu và nai ít tốn công, kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn nhiều.

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại nuôi hươu và nai của gia đình, ông Nguyễn Đức Hùng (tổ 3, thị trấn Chư Prông) cho biết: “Năm 2015, tôi được huyện cấp cho một cặp nai giống. Sau hơn 1 năm, nai bắt đầu cho nhung. Mỗi năm, tôi bán nhung nai được 20-30 triệu đồng. Thấy mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nên năm 2017, tôi tiếp tục mở rộng đàn. Hiện nay, trong chuồng của tôi lúc nào cũng có 4 con hươu và 2 con nai (trong đó có 2 con cái và 4 con đực). Hươu và nai đực nuôi lấy nhung còn con cái để sinh sản”. Theo ông Hùng, mỗi năm, gia đình ông thu được hơn 60 triệu đồng từ trang trại nuôi hươu và nai. Việc nuôi hươu và nai khá đơn giản, ít tốn công chăm sóc, thức ăn cũng dễ kiếm, chủ yếu là cỏ. Dù chi phí đầu tư nuôi 2 loài vật này ban đầu hơi cao nhưng nguồn thu ổn định và nhanh thu hồi vốn. 
Anh Trần Văn Nam (tổ 6, thị trấn Chư Prông) chăm sóc đàn hươu của gia đình. Ảnh: T.T
Anh Trần Văn Nam (tổ 6, thị trấn Chư Prông) chăm sóc đàn hươu của gia đình. Ảnh: T.T

 
 Hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Prông có 10 hộ gia đình nuôi hươu và nai với tổng đàn hơn 100 con. Để trao đổi, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm, các hộ này đã thành lập Hội Những người nuôi hươu và nai. Anh Trần Văn Nam (tổ 6, thị trấn Chư Prông) chia sẻ: “Năm 2015, gia đình tôi mua 1 cặp nai trị giá 40 triệu đồng, con đực dùng để lấy nhung, con cái để nhân giống. Hiện nay, con cái đã đẻ được 1 con, còn con đực mỗi năm cho thu 1,5-2 kg nhung, bán được 20-25 triệu đồng. Năm 2018, gia đình tôi tiếp tục đến huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh để mua thêm 2 cặp hươu về nuôi. Hiện gia đình có tổng cộng 10 con nai và hươu, mỗi năm cho thu hơn 6 kg nhung. Giá nhung trên thị trường hiện nay khoảng 15-18 triệu đồng/kg, đem lại lợi nhuận cho gia đình hơn 60 triệu đồng/năm.
 
Theo các hộ chăn nuôi, việc chăm sóc đàn hươu và nai khá đơn giản, chỉ cần mỗi ngày cho ăn cỏ 2 lần và mỗi tuần vệ sinh chuồng trại 1 lần. Chuồng nuôi nhốt hươu, nai phải chắc chắn, ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Thức ăn cho hươu, nai chủ yếu là cỏ. Lúc hươu và nai bắt đầu mọc nhung cần bổ sung thức ăn tinh bột như bắp, mì để nhung to hơn, chất lượng hơn. Nếu chăm sóc tốt, hươu, nai có thể cho nhung đến 18 năm.
Năm 1995, gia đình ông Nguyễn Tiến Dũng rời quê hương Hà Tĩnh vào thị trấn Chư Prông lập nghiệp. Những năm gần đây, giá các mặt hàng nông sản giảm thấp nên ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Chính vì thế, ông đã chọn chăn nuôi hươu và nai để phát triển kinh tế. Quê hương ông vốn là “thủ phủ” nuôi hươu, nai của cả nước. Khi thấy 2 loại vật nuôi này phù hợp với địa bàn Tây Nguyên, ông đã về quê mua con giống vào nuôi. Hiện nay, gia đình ông có 7 con hươu và 2 con nai. Ông Dũng cho biết: “2 loại vật nuôi này chủ yếu bị bệnh về đường ruột, nếu phát hiện bệnh thì cho ăn thêm lá xoan, lá ổi hoặc các lá có vị đắng là sẽ khỏi. Gia đình tôi trồng hơn 1 sào cỏ là đủ thức ăn cho đàn hươu và nai. Hộ nuôi ít hơn có thể tận dụng đất trống, hàng rào để trồng cỏ cho hươu, nai ăn. Hiện nay, mỗi con hươu đực 3 tháng tuổi có giá bán 11 triệu đồng, con cái 8 triệu đồng. Giống nai thì đắt hơn, quân bình khoảng 30 triệu đồng/cặp. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình tôi thu được gần 100 triệu đồng từ bán nhung và con giống”.
Theo ông Lưu Hoàng Hưng-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông: “So với chăn nuôi bò, dê thì nuôi hươu, nai cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều. Đến nay, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã mở rộng quy mô nuôi để nhân giống và lấy nhung. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ về kỹ thuật chăm sóc. “Các hộ gia đình khi mở rộng đàn cần đăng ký với các cơ quan chức năng để kiểm tra và theo dõi. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện để chuyển đổi một số mô hình trồng trọt và chăn nuôi nhằm mang lại thu nhập cao cho người dân”-ông Hưng cho hay.​

Theo Thiên Thanh -GLO/gialai.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm265
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,163,245
  • Tổng lượt truy cập88,518,315
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây