Học tập đạo đức HCM

Những mô hình kinh tế hiệu quả ở xã vùng cao Tân Hợp (Tân Kỳ)

Chủ nhật - 24/05/2020 22:03
Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương về diện tích đất rộng, nguồn lao động nông thôn dồi dào nên những năm gần đây huyện Tân Kỳ đã khuyến khích bà con phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại và đã phát huy được hiệu quả. Điển hình tại xã vùng cao Tân Hợp đã xuất hiện nhiều mô hình đem lại thu nhập khá cho người dân.
Tân Hợp là xã vùng cao có 90% dân số là đồng bào dân tộc Thổ sinh sống, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung của huyện Tân Kỳ. Bởi vậy xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nên hàng năm UBND xã đã ban hành các chương trình đề án khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại.
Các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao

Gia đình anh Nguyễn Văn Đại ở xóm Tân Lập xã Tân Hợp hiện là chủ trang trại tổng hợp có quy mô khá. Nhận thấy diện tích đất đồi núi rộng nên gia đình anh đã nhận khoán 55 ha để phát triển kinh tế, trong đó gia đình đã quy hoạch trồng 20 ha keo nguyên liệu, chăm sóc bảo vệ diện tích rừng tái sinh, số diện tích còn lại anh đã khoanh vùng để phát triển chăn nuôi 10 con bò sinh sản và 50 con dê, cải tạo ao để nuôi cá. Bằng ý chí nghị lực giám nghĩ giám làm, không ngại khó ngại khổ, sau bao năm vất vả hiện nay mô hình kinh tế tổng hợp đã đem lại giá trị kinh tế cho gia đình anh hơn 300 triệu đồng/ năm. Anh Nguyễn Văn Đại chia sẻ: “ Trước đây gia đình trồng rừng và nuôi lợn rừng nhưng 2 năm trở lại đây đã đầu tư nuôi thêm bò và dê cho hiệu quả kinh tế rõ rệt, nhất là con dê phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây và thức ăn chủ yếu của dê là lá rừng nên chi phí đầu tư không cao mà nhanh cho lợi nhuận”.
    Các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao

Còn gia đình anh Lại Văn Sơn ở xóm Yên Hòa xã Tân Hợp lại chọn phát triển mô hình trang trại trồng cây ăn quả. Trên diện tích 3,2 ha đất ven đồi năm 2016 gia đình anh đã dày công cải tạo, biến vùng đất hoang vu sỏi đá để trồng 1000 gốc cam, 100 gốc bưởi, 200 gốc quýt, chanh và chăn nuôi thêm gia cầm. Đây là những cây trồng khó tính, bởi vậy anh luôn kiên trì tìm hiểu, học hỏi qua sách báo, ti vi, qua tham quan trực tiếp các mô hình hiệu quả để trồng, chăm sóc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Hiện nay diện tích cam chính vụ cho sai quả hứa hẹn đem lại thu nhập khá cho gia đình.
Anh Lại Văn Sơn vui mừng nói “ Trước đây trồng sắn, ngô không hiệu quả nên gia đình quyết định đầu tư trồng cây ăn quả, bước đầu thấy rất phù hợp và gia đình tiếp tục mở rộng diện tích trồng bưởi và cam”.
Gia đình anh Nguyễn Văn Đại và anh Lại Văn Sơn chỉ là hai trong số nhiều hộ dân xây dựng mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi kết hợp trồng rừng, trồng cây ăn quả, trong đó có 7 hộ chăn nuôi dê hàng hóa với tổng đàn mỗi hộ từ 50 con trở lên. Nhờ biết chọn nuôi những con vật phù hợp với điều kiện tự nhiên, được thị trường ưa chuộng và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên hiện nay có 15 trang trại, gia trại đã phát huy hiệu quả, bình quân mỗi trang trại cho giá trị kinh tế từ 200 triệu đồng trở lên/ năm. Đây là hướng đi mới giúp bà con xã vùng cao Tân Hợp thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa đem lại thu nhập khá cho gia đình.
Trao đổi với chúng tôi, Bà Nguyễn Thị Khuyên- Chủ tịch UBND xã Tân Hợp huyện Tân Kỳ cho biết:“ Xã tiếp tục tập trung phát triển kinh tế trang trại gia trại, quy hoạch vùng tập trung chăn nuôi ngoài đồng, tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận được các nguồn vốn vay và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con, cho bà con đi tham quan các mô hình trang trại hiệu quả trong huyện và các huyện lân cận”. 
Với chủ trương sát đúng, chính sách kích cầu phù hợp trong phát triển kinh tế của cấp ủy chính quyền địa phương, nhất là người dân chịu thương chịu khó, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất nên từ 1 xã đặc biệt khó khăn, xã Tân Hợp đang vươn lên khởi sắc, nhanh chống đẩy lùi nghèo đói, tỷ lệ hộ nghèo từ 30,72% năm 2015 giảm xuống còn 8,91% cuối năm 2019. Đây là cơ sở, nền tảng vững chắc giúp người dân xã vùng cao Tân Hợp tiếp tục phát triển sản xuất, cải thiện nâng cao đời sống, sớm thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Kỳ./. 
                                                                                                                                                                    Theo Cẩm Tú- Trọng Hùng
                                                                                                                                      Trung tâm VHTT& TT Tân Kỳ/nghean.gov.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,163,135
  • Tổng lượt truy cập88,518,205
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây