Học tập đạo đức HCM

Làm giàu nhờ chắt lọc kiến thức trên mạng xã hội

Chủ nhật - 17/10/2021 07:16
Mô hình phát triển kinh tế hộ tổng hợp của bà Lường Thị Thúy, xóm 13, xã Phú Xuyên, huyện ATK Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được bà con nông dân đánh giá cao.
Tiền bán cây cảnh mang đến nguồn thu đều đặn cho gia đình bà Thúy. Ảnh: NH.

Tiền bán cây cảnh mang đến nguồn thu đều đặn cho gia đình bà Thúy. Ảnh: NH.

Phú Xuyên là một xã ATK thuần nông, kinh tế của người dân chủ yếu thu nhập từ cây chè, cây lúa và chăn nuôi. Nhiều xóm của xã có đông đồng bào của 7 dân tộc, gồm Tày, Nùng, Dao, Cao lan, Sán Chí, Ngái.

Trong những năm gần đây, nhiều hộ đồng bào đã tổ chức tốt lao động sản xuất, có những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả mang lại thu nhập cao. Nổi bật là hộ gia đình bà Lường Thị Thúy, 60 tuổi, dân tộc Tày ở xóm 13 với thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Lộc, chồng bà Thúy vui vẻ chia sẻ chuyện làm ăn của gia đình: "Từ làm chè, làm lúa, nuôi chim bồ câu, nuôi ong, nuôi cá rồi đến nuôi ốc, làm cây cảnh… một mình bà nha tôi làm hết đấy, tôi chỉ là chân sai vặt, phụ việc cho bà ấy thôi".

Về đất đai sản xuất, bà Thúy có hơn 3.000m2 chè Long Vân, một trong số các giống chè có giá cao nhất trên thị trường, búp tươi hiện bán tại nhà 30.000 đồng/kg, mỗi năm được thu hái 10 lứa. Lứa quan trọng nhất, ít nhà làm được như nhà bà Thuý là vào dịp tết, 70.000 đồng/kg búp tươi. Bình quân mỗi năm, vườn chè cho thu trên 100 triệu đồng.

Nuôi cá, nuôi ốc nhồi mang lại nguồn thu lớn cho gia đình bà Thúy. Ảnh: NH.

Nuôi cá, nuôi ốc nhồi mang lại nguồn thu lớn cho gia đình bà Thúy. Ảnh: NH.

Ông Lộc chỉ ra mảnh ao trước nhà nói, đây vốn là 6 sào lúa nước, từ năm trước gia đình đã cải tạo, nay ngăn làm đôi nuôi ốc nhồi một nửa, nuôi cá nửa còn lại.

Nói về chuyện nuôi cá, ông Lộc cho biết cũng chỉ có nhà ông làm khác người chẳng giống ai. Trước tiên, vợ chồng ông Lộc đào quanh ruộng 1 cái rãnh rộng 6m, mua cá trắm giống về thả xuống đấy, diện tích còn lại bên trong vẫn cấy lúa bình thường.

Khi lúa đã cứng cây trổ bông, tôi mới đắp cho nước dâng lên. Cá chỉ cần ăn lá dưới gốc, không cần chăn thêm bất cứ loại thức ăn nào. Lúa vẫn thu hơn 1 tấn thừa ăn cả năm, cá bán được hơn 2 tấn giá 65.000 đồng/kg ngay tại ruộng.

Nuôi ốc cũng vậy, bà Thúy đi tìm mua trứng ốc về tự ấp cho nở. Trứng đầu mùa có giá trên 1 triệu đồng/kg, về bỏ vào hộp xốp nở 100%, thành 1,1 vạn ốc giống. Nuôi hơn 3 tháng, ốc đạt trọng lượng 30 con/kg sẽ xuất bán, giá mua buôn 85.000 đồng/kg. Tính sơ, với diện tích 3 sào ao, bà Thúy thả hơn 5 vạn ốc giống, sẽ cho thu trên 1 tấn ốc thành phẩm, trị giá trên 1 tỷ đồng.

Lại nói về vườn, nhìn đâu chúng tôi cũng thấy những tổ ong. Thường mỗi năm bà Thúy có trên dưới 10 tổ, bán hơn 100kg mật, bán ong, mỗi tổ là 4 cầu, giá 600.000 đồng, tiền bán mật và tổ, tính khiêm tốn cũng trên dưới 100 triệu.

Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng, năm nay khoản thu đều đặn nhất lại từ tiền bán cây cảnh. Từ đầu năm đến giờ, vợ chồng ông đã bán được 6.000 gốc nhài Nhật, 2.000 gốc cây hoa mộc và 8.000 gốc mẫu đơn, rẻ nhất cũng được 15.000 đồng/gốc, đắt trên 30.000 đồng tuỳ loại.

Bà Thúy cho biết, bà đã học mọi thứ từ chiếc điện thoại. Thay vì theo dõi những thứ nhảm nhí mất thời gian, bà luôn lên mạng xã hội, youtube xem chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, nếu thấy phù hợp, bà càng tìm hiểu kỹ hơn để áp dụng.

Ví dụ như về hiệu quả của nuôi ốc nhồi, bà đã đọc nhiều bài báo về các mô hình trong và ngoài tỉnh đã làm thành công, sau đó tham khảo nắm thật chắc các yêu cầu về mặt bằng và kỹ thuật chăn nuôi. Bà cũng tìm hiểu kỹ thị trường và địa chỉ cung cấp giống ốc để chọn lựa.

Bà Thúy tâm sự: Nông dân ở miền núi làm ăn khó khăn lắm, kể cả bây giờ vẫn còn thiên về tự cung tự cấp, như gạo ăn phải do chính nhà mình cấy, rau do mình trồng, gà, trứng, cá do mình nuôi, có thừa ra mới đem đi bán. Vậy nên nói bỏ vốn ra để đầu tư sản xuất rất sợ rủi ro. Có làm cũng cứ phải làm dần, tính chắc. Nhìn những người làm trước thành công rồi mới dám làm theo. Mình làm trước mà không được bà con nhụt chí ngay, lần sau khó mà vận động được.

https://nongnghiep.vn/lam-giau-nho-chat-loc-kien-thuc-tren-mang-xa-hoi-d305136.html
Theo Đồng Thưởng - Bá Thắng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay17,442
  • Tháng hiện tại379,719
  • Tổng lượt truy cập92,757,383
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây