Học tập đạo đức HCM

Lạng Sơn: Một nông dân thu 4 tỷ đồng/năm nhờ làm thứ trông đen sì ăn mát lịm, nói ra ai cũng bất ngờ

Thứ bảy - 05/12/2020 20:51
Mỗi ngày, cơ sở sản xuất thạch đen của bà Hoàng Thị Bạch (thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) sản xuất và cung cấp ra thị trường hàng nghìn hộp thạch đen Tràng Định. Thạch đen của gia đình cô được khách hàng ưa thích nhờ thạch được nấu truyền thống, và được đóng hộp đẹp mắt, có tem mác truy xuất nguồn gốc.

Đến thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến cơ sở sản xuất thạch đen Tràng Định Hồng Nhung, không ai là không biết. Chủ của cơ sở sản xuất này là bà Hoàng Thị Bạch - 1 trong 90 điển hình tiêu biểu trong cộng đồng dân cư vừa được Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tuyên dương.

Làm món bán đắt như tôm tươi trong ngày hè, ăn đến đâu mát đến đó mà năm thu 4 tỷ - Ảnh 1.

Bà Hoàng Thi Bạch là 1 trong 90 điển hình tiêu biểu trong cộng đồng dân cư vừa đươc Mật trận Tổ Quốc Việt Nam tuyên dương.

Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Hoàng Thị Bạch cho biết, cây thạch đen ở huyện Tràng Định nổi tiếng. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, thạch đen chủ yếu được bà con phơi khô rồi xuất khẩu sang Trung Quốc, rất ít hộ dân nấu thạch đen tại địa phương. Nhận thấy nhu cầu, thị hiếu khách hàng và thị trường tiềm năng nên năm 2015, bà cùng chồng đã quyết định thành lập cơ sở sản xuất thạch đen Hồng Nhung.

"Để đưa được thương hiệu gần hơn với người tiêu dùng, trước hết sản phẩm phải ngon, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, thạch đen được đóng hộp tiện lợi, đẹp mắt với đầy đủ tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Có như vậy thì khách hàng mới tin tưởng và ủng hộ", bà Bạch chia sẻ.

Theo bà Bạch, thạch đen hiện vẫn được gia đình cô sơ chế và nấu bằng phương pháp thủ công. Như vậy, thạch đen mới đảm bảo độ dẻo, độ dai và thơm ngon.

"Trước đây, gia đình tôi cũng được nhà nước hỗ trợ nồi nấu thạch đen bằng điện. Tuy nhiên, chỉ sau vài mẻ, khách hàng đánh giá không ngon bằng nấu thủ công, nấu bằng nồi gang, bếp củi. Tôi cũng nhận thấy như vậy nên từ đó cũng bỏ luôn nồi điện, quay lại nấu bằng phương pháp truyền thống", bà Bạch nói.

Làm món bán đắt như tôm tươi trong ngày hè, ăn đến đâu mát đến đó mà năm thu 4 tỷ - Ảnh 2.

Thạch đen Tràng Định do cơ sở thạch đen Hồng Nhung sản xuất được khách hàng rất ưa chuộng.

Cũng theo bà Bạch, trước đây, công nhân phải quấy thạch và lọc nước bằng sức người. Còn bây giờ, gia đình cô đã đầu tư máy quấy và máy lọc giúp tiết kiệm thời gian, sức người, công suất cao hơn.

Lúc mới lập cơ sở sản xuất, mỗi ngày gia đình bà chỉ sản xuất 300 - 500 hộp thạch đen, thị trường chủ yếu là các huyện trong tỉnh. Nhưng đến nay, thạch đen Tràng Định của gia đình bà được đóng hộp, chuyển đi khắp các tỉnh thành, từ Bắc đến Nam, bằng ô tô, xe khách đường dài, thậm chí được vận chuyển bằng máy bay.

Khách hàng đặt nhiều nhất là từ các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Lạt, TP.HCM... Trong năm 2020, cơ sở thạch đen Hồng Nhung của gia đình bà thu 4 tỷ đồng.

"Với nhân lực và hệ thống bếp, nồi như hiện tại, hoạt động hết công suất, cơ sở cũng chỉ làm ra được 15-25 mẻ thạch đen, với 1.600 - 2.000 hộp/ngày. Vào những ngày mùa đông, cơ sở làm trung bình 300 - 500 hộp/ngày, đáp ứng đủ nhu cầu khách đặt. Tuy nhiên, vào thời điểm mùa hè, nhiều lúc khách đặt 3.000 - 4.000 hộp, cơ sở không đáp ứng được", bà Bạch chia sẻ.

Làm món bán đắt như tôm tươi trong ngày hè, ăn đến đâu mát đến đó mà năm thu 4 tỷ - Ảnh 3.

Bà Bạch tất bật với công việc đóng thạch đen đi gửi khách hàng.

Bà Bạch cũng cho hay, để làm ra những mẻ thạch đen thơm ngon, dẻo và dai, phải chọn những cây thạch đen trồng trên nương.

"Thạch nương sẽ thơm ngon và dễ nấu hơn thạch ruộng. Vì thế hằng năm, cơ sở của tôi thường đặt thu mua cây thạch đen của bà con trồng trên nương. Trong năm 2020 này, tôi đã thu mua gần 200 tấn thạch đen khô của bà con với giá dao động từ 30.000- 48.000 đồng/kg.

Làm món bán đắt như tôm tươi trong ngày hè, ăn đến đâu mát đến đó mà năm thu 4 tỷ - Ảnh 4.

Thạch đen Tràng Định được gửi đi khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Nói về dự định trong thời gian tới, bà Bạch cho biết: "Sắp tới, tôi sẽ mở rộng thêm diện tích, công suất của cơ sở đảm bảo đáp ứng thêm nhu cầu của thị trường. Sản phẩm thạch sẽ vẫn giữ được hương vị thơm ngon nhất, chất lượng nhất, hướng tới trở thành sản phẩm OCOP nổi bật của địa phương được đông đảo thực khách, người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn".

Hiện nay, diện tích trồng cây thạch đen của huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn) hằng năm duy trì từ 1.200 - 1.500ha. Sản lượng cây thạch đen đạt từ 8.700 – 12.000 tấn/năm, đem lại giá trị kinh tế khoảng 360 tỷ đồng/năm.

Đặc biệt, năm 2017, Cục SHTT, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định 52662/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Tràng Định" cho cây thạch đen của huyện Tràng Định.

https://danviet.vn/lang-son-mot-nong-dan-thu-4-ty-dong-nam-nho-lam-thu-trong-den-si-an-mat-lim-noi-ra-ai-cung-bat-ngo-20201205095702872.htm

 

Theo Tuấn Minh/danviet.vn



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại270,540
  • Tổng lượt truy cập92,648,204
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây