Học tập đạo đức HCM

Phát triển kinh tế từ nghề làm tôm khô

Thứ hai - 07/12/2020 05:34
Từ lâu, tôm khô Cà Mau đã trở thành đặc sản và là thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến, giá trị kinh tế của nghề làm tôm khô mang lại khá cao, chính vì thế ngày càng được mọi người lựa chọn để phát triển. Gia đình chị Lưu Hồng Chi, chủ cơ sở sản xuất tôm khô Minh Đức, ở ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi là một trong những hộ đã thành công với nghề làm đặc sản này.

 



Gia đình chị Chi thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng nhờ vào cơ sở sản xuất tôm khô.


Găn bó với nghề làm tôm khô đã hơn 10 năm qua, tất cả các khâu trong quy trình sản xuất đều được gia đình chị Chi thực hiện một cách kỹ lưỡng. Để có được sản phẩm chất lượng, chị luôn quan tâm đến khâu lựa chọn nguyên liệu, chủ yếu là tôm đất tươi sống, được thu mua từ các thương lái tại địa phương. Cùng với đó, là khâu xử lý và đem chế biến, đóng gói sản phẩm. Trước đây, khi gia đình chưa có điều kiện, sản phẩm tôm khô của gia đình làm ra chủ yếu bằng phương thức thủ công, tận dụng ánh nắng mặt trời để phơi sản phẩm. Giờ đây, cuộc sống cải thiện hơn trước, vì thế gia đình chị Chi đã đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại như máy sấy để phục vụ quá trình làm tôm khô, không phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Tuy vậy, không vì dựa vào công nghệ mà sản phẩm tôm khô của gia đình chị mất đi hương vị truyền thống.

Bên cạnh sản phẩm tôm khô, cơ sở sản xuất của gia đình chị Chi còn phát triển thêm sản phẩm tôm rang sấy giòn, đây được xem là sản phẩm mới của gia đình. Chị Chi cho biết: “Tôm rang sấy giòn là sản phẩm mới vừa được chúng tôi đưa ra thị trường. Sản phẩm này được làm khô từ máy sấy bằng năng lượng mặt trời. Việc chế biến tôm khô chỉ cần nguyên liệu tôm đất và muối. Còn tôm rang sấy giòn chế biến có phần công phu hơn. Ngoài tôm đất, muối phải có thêm nguyên liệu đường và nước dừa tươi. Đặc biệt, tôm rang sấy giòn được chúng tôi giữ nguyên vỏ, có như vậy, sản phẩm sẽ trở nên giòn và thơm ngon hơn. Giá tôm khô được chúng tôi bán dao động từ 750.000 đồng đến 01 triệu đồng/kg, còn tôm rang sấy giòn có giá rẻ hơn, dao động từ 550 – 750 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng gia đình tôi có thu nhập trên 10 triệu đồng. Nhờ đó, kinh tế gia đình cũng phát triển hơn trước”.
 



Cơ sở sản xuất tôm khô Minh Đức của gia đình chị Chi góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.


Cơ sở sản xuất của gia đình chị Chi không chỉ giúp phát triển kinh tế cho riêng mình mà còn góp phần vào giải quyết việc làm cho trên 10 lao động nhàn rỗi tại địa phương, hầu hết là những chị em phụ nữ làm công việc nội trợ. Chị Trang Hồng Nguyên, ở ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, cho biết: “Công việc ở nhà của tôi chủ yếu làm nội trợ, gia đình cũng có làm vuông nhưng thu nhập bấp bênh. Thấy mình cũng có nhiều thời gian rảnh, vì thế tôi đã tham gia làm việc tại cơ sở sản xuất tôm khô của chị Chi khoảng 3 năm nay. Đối với chị em phụ nữ chúng tôi, công việc làm tôm khô cũng nhẹ nhàng, nhờ vậy mà tôi và các chị em có được thu nhập ổn định khoảng 06 triệu mỗi tháng, có thể trang trải cho cuộc sống gia đình, không phải rời địa phương đi làm ăn xa”.
 



Chị Chi hiện đang tích cực tìm hiểu, học hỏi để phát triển sản phẩm tôm khô, tôm rang sấy giòn của gia đình thành sản phẩm OCOP.


Gắn bó nhiều năm trong nghề, các sản phẩm của gia đình chị Chi ngày càng nhận được sự tin dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Hiện tất cả các sản phẩm của gia đình chị Chi sản xuất ra đều được đóng gói với mẫu mã bao bì đẹp mắt và đã được chứng nhận thương hiệu độc quyền. Được biết, gia đình chị cũng đang tích cực tìm hiểu, học hỏi để đưa các sản phẩm tôm khô, tôm rang sấy giòn trở thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Ông Huỳnh Minh Lạc, Chủ tịch UBND xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, cho biết: “Trên địa bàn xã, cơ sở sản xuất tôm khô Minh Đức của hộ gia đình chị Chi là có quy mô, các hộ còn lại chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ. Hiện tại, chúng tôi cũng đang hỗ trợ gia đình chị Chi làm các thủ tục đăng ký để được công nhận là sản phẩm OOCP của địa phương trong thời gian tới”.

Theo Hồng Nhung/camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay33,713
  • Tháng hiện tại268,574
  • Tổng lượt truy cập88,946,908
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây