Học tập đạo đức HCM

Người nuôi cá lồng lao đao

Thứ hai - 22/02/2021 19:25
Cá lồng đến kỳ thu hoạch không có thương lái thu mua do sức tiêu thụ giảm mạnh bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Những hộ nuôi cá lồng thuộc xã Minh Quang, huyện Ba vì (Hà Nội) những ngày này đều trong trạng thái thấp thỏm, lo âu vì hàng trăm tấn cá không thể xuất bán. Chi phí chăm sóc cá không ngừng tăng, đọng vốn nên không thể vào lứa cá tiếp theo.

Sau tết là thời điểm thương lái thu mua cá lồng nhộn nhịp nhất, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều lồng cá hiện không thể xuất bán. Ảnh: Trung Quân

Sau tết là thời điểm thương lái thu mua cá lồng nhộn nhịp nhất, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều lồng cá hiện không thể xuất bán. Ảnh: Trung Quân

Ông Nguyễn Văn Hiển, thôn Xuân Thọ, xã Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội) có 6 lồng nuôi cho biết: Thông thường hàng năm sau Tết là dịp thu hoạch cá rầm rộ nhất của các hộ nuôi các lồng.

Tuy nhiên năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nên vắng bóng thương lái đến thu mua. Mọi năm thời điểm này các lồng cá của gia đình ông đều được thu mua hết, nhưng dịp tết năm nay ông mới bán được một lượng rất ít. Đến thời điểm hiện tại, các thương lái đã dừng hẳn việc thu mua, thi thoảng lác đác có khách lẻ trong vùng đến hỏi mua 1, 2 con.

Mặc dù giá cá thấp hơn mọi năm, nhưng lượng tiêu thụ thì cực kỳ chậm. Những bạn hàng quen thuộc đều trả lời không nhập vì không có thị trường tiêu thụ. 

“Mọi năm với 6 lồng cá như thời điểm hiện tại, sau khi xuất bán hết trừ chi phí, tôi có lãi 300-400 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay, hiện tôi mới bán được 200 triệu đồng, số cá còn lại chưa biết đến bao giờ mới bán được", ông Hiếu buồn bã.

Cách đó không xa gia đình ông Tạ Văn Qúy, người cùng thôn Xuân Thọ cũng đang “đứng ngồi không yên”khi các lồng cá đến độ xuất bán mà không có thương lái thu mua

Cá không bán được tạo áp lực rất lớn cho ông về việc giải quyết vấn đề thức ăn. Mỗi ngày, ngoài thức ăn cám cho cá rô phi, ông phải cung cấp khoảng 1 tấn cỏ cho các lồng nuôi cá trắm. Ngoài ra, để có thể duy trì đàn cá đợi thị trường ấm lên, ông dùng cách cắt giảm khẩu phần ăn của cá xuống còn 60-70%  so với chế độ ăn hàng ngày trước đây.

Cá càng lớn chi phí thức ăn càng tăng cao, nếu không xuất bán được, người nuôi cá sẽ không thể quay vòng vốn, cũng như không có lồng nuôi để vào lứa cá tiếp theo. Ảnh: Trung Quân

Cá càng lớn chi phí thức ăn càng tăng cao, nếu không xuất bán được, người nuôi cá sẽ không thể quay vòng vốn, cũng như không có lồng nuôi để vào lứa cá tiếp theo. Ảnh: Trung Quân

Ông Qúy lo lắng: Cá càng lớn, lượng thức ăn lại càng tăng lên, nên mất rất nhiều công chăm sóc. Mọi năm thời điểm này cá đã bán hết nhưng hiện còn đọng lại 6 tấn cá rô phi và 7 tấn cá trắm chưa thể bán. 

Một khó khăn nữa mà các hộ dân nuôi cá lồng gặp phải, là lứa cá thương phẩm không xuất bán được thì không có lồng nuôi trống để vào lứa cá tiếp theo cho năm sau. Nếu duy trì nuôi lứa cá này, chi phí sẽ lớn hơn chi phí vào đàn cá mới. Bên cạnh đó, thị hiếu người dùng cũng không ưa chuộng cá quá to vì thế sẽ làm cho sức tiêu thụ chậm hơn.

Theo các thương lái, cá ở khu vực Ba Vì rất được thị trường tiêu thụ ưa chuộng vì thịt cá săn chắc, thơm ngon. Thị trường tiêu thụ chính là Hà Nội, ngoài ra cũng được đưa đi một số tỉnh thành lân cận.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều cửa hàng, quán ăn, trường học, điểm tham quan du lịch đầu năm đều dừng hoạt động, khiến sức tiêu thụ của thị trường giảm mạnh.

https://nongnghiep.vn/nguoi-nuoi-ca-long-lao-dao-d284374.html
Theo Trung Quân/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm224
  • Hôm nay23,007
  • Tháng hiện tại352,049
  • Tổng lượt truy cập89,030,383
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây