Vùng nguyên liệu này được thực hiện trên mô hình luân canh tôm – lúa (một vụ tôm, một vụ lúa) tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, thời gian triển khai từ năm 2022 - 2024.
Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề chia sẻ: BODE GROUP rất vinh dự được đồng hành cùng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để thực hiện hợp đồng hợp tác công tư (PPP) về việc triển khai thực thi đề án: “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” trên quy mô toàn quốc. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, việc đầu tiên cần làm cấp bách là tập trung vào việc đào tạo người nông dân chuyên nghiệp - người nông dân có nghề.
Bà Nguyễn Thị Hằng cho rằng, người nông dân chuyên nghiệp là người phải giỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng thành thạo, thái độ chuyên nghiệp trong sản xuất. Biết định vị nguồn lực, ấn định mục tiêu cụ thể, tổ chức thực hiện theo nguyên tắc và biết quản trị rủi ro. Đồng thời, luôn tuân thủ chính sách pháp luật, tham gia sản xuất và ứng xử có trách nhiệm cộng đồng cao, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.
Theo bà Hằng, trong 3 năm vừa qua Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã cùng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai thí điểm thực hiện đề án "Chuyên nghiệp hoá người nông dân" dân trên quy mô toàn quốc. Đến nay đã tổ chức được hơn 300 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, đã có 20.000 lượt nông dân tham gia và thực hiện ứng dụng vào mô hình thực tế là 30.000 ha tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre… Kết quả bước đầu thu được là rất khả quan, qua nghiệm thu cho thấy chất lượng, giá trị, sản lượng đều tăng trung bình 30- 50% so với mô hình đối chứng, môi trường được cải thiện rõ rệt.
Căn cứ vào kết quả thu hoạch được từ mô hình hợp tác công tư PPP, thực hiện đề án: “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tại các địa phương đã được cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học đánh giá khả quan. Bồ Đề quyết tâm thực hiện mở rộng đề án “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” để đạt được mục đích cuối cùng là hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững. Từng bước hình thành lực lượng sản xuất có trình độ cao - nông dân có nghề.
Ngoài việc đào tạo nghề nuôi tôm, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề còn hỗ trợ cung ứng cho người nông dân tham gia đề án: “Chuyên nghiệp hoá người nông dân” các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có cam kết chất lượng và bảo đảm như: con giống, thức ăn, men, khoáng… mang thương hiệu BODE và các nhà cung cấp có thương hiệu uy tín cùng đồng hành như Việt Úc, CP…
Thông qua chương trình này giúp hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững. Tạo ra chuỗi cung ứng nguyên liệu chất lượng cao, số lượng nhiều và ổn định, đảm bảo cho nhiệm vụ mục tiêu quốc gia là xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt là nghề nuôi tôm – lúa, không chỉ thích ứng vơi biến đổi khí hậu, mà còn tạo việc làm, thu nhập cho nông dân các tỉnh ven biển ĐBBSL, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
Ngoài ra, bằng giải pháp xây dựng phần mềm số AI chạy trên nền tảng kỹ thuật số IOS và Androi auto, phần mềm này được Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cung cấp đến người nông dân nuôi tôm miễn phí. Thông qua chương trình phần mềm này giúp cho người nuôi tôm định vị được nguồn lực, ấn định mục tiêu, chọn đúng mô hình như: quảng canh, quảng canh cải tiến, công nghiệp ao đất, công nghiệp ao bạt, siêu thâm canh ao bạt (chọn mô hình phù hợp với nguồn lực: hạ tầng, tài chính, kỹ thuật - nghề, mối quan hệ nội nghề và ngoại nghề…).
Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu phát triển nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn mục tiêu sản xuất nông nghiệp với nền kinh tế thị trường, hàng hoá do nông dân sản xuất ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu trí của người tiêu dùng ở các thị trường khó tính như: Mỹ, EU hay Nhật bản…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;