Học tập đạo đức HCM

Trang trại hữu cơ khép kín của nông dân xứ rau

Thứ sáu - 08/10/2021 00:57
Với diện tích 15ha, một nông dân ở Lâm Đồng xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ khép kín. Bò hữu cơ của ông có giá cao gấp 3 lần bình thường.

Quy trình hữu cơ khép kín

Năm 2011, nhận thấy phương thức sản xuất phụ thuộc vào phân bón vô cơ, lạm dụng thuốc BVTV sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất lẫn người tiêu dùng nên ông Nguyễn Quốc Thắng (48 tuổi, ngụ xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đã quyết định chuyển qua làm nông nghiệp hữu cơ.

Thời gian này, ông vào vùng sát chân đồi ở thôn Ka Đơn (xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương) xem xét địa điểm sau đó mua đất nông nghiệp để bắt đầu thực hiện dự án.

Gia đình ông Nguyễn Quốc Thắng thực hiện mô hình nông nghiệp hữu cơ trên diện tích 15ha ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Ảnh: M.H.

Gia đình ông Nguyễn Quốc Thắng thực hiện mô hình nông nghiệp hữu cơ trên diện tích 15ha ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Ảnh: M.H.

Đến nay, sau đúng 10 năm gầy dựng, ông Thắng đã thực hiện được mô hình nông nghiệp đúng như ý muốn với tổng diện tích trang trại lên đến 15ha. Ở diện tích này, ông chia thành nhiều phân khu bao gồm vùng đệm, vùng trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, vùng xây dựng trang trại chăn nuôi và các khu vực ươm cây giống, vườn trồng các loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả.

“Toàn bộ việc chăn nuôi, trồng trọt ở trang trại đều thực hiện theo quy trình khép kín. Việc chăn nuôi và trồng trọt có tính tương hỗ lẫn nhau và tạo nên hệ sinh thái hoàn chỉnh”, ông Nguyễn Quốc Thắng thổ lộ và cho biết thêm, đồng cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp khác của trang trại đủ cung cấp cho việc chăn nuôi bò và heo. Ngược lại, phân từ khâu chăn nuôi sẽ tạo nguồn nguyên liệu để ủ phân bón hữu cơ, cung cấp cho cây trồng.

Trên diện tích 15ha, ông Nguyễn Quốc Thắng chia thành nhiều phân khu. Trong đó bao gồm vùng đệm, đồng cỏ chăn nuôi bò, chuồng trại chăn nuôi và khu vực trồng rau, vườn ươm. Ảnh: M.H.

Trên diện tích 15ha, ông Nguyễn Quốc Thắng chia thành nhiều phân khu. Trong đó bao gồm vùng đệm, đồng cỏ chăn nuôi bò, chuồng trại chăn nuôi và khu vực trồng rau, vườn ươm. Ảnh: M.H.

Cũng theo ông Thắng, cỏ được trồng ở trang trại cũng phải thực hiện đúng quy trình hữu cơ, không sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV hóa học. Nguồn nước tưới cho cỏ cũng phải đảm bảo các tiêu chí về nông nghiệp hữu cơ. Đối với các loại rau, ông Thắng tự ươm cây giống và đưa vào sản xuất. Việc trồng trọt cũng được ông thực hiện theo các quy trình vô cùng ngặt nghèo.

Nông dân 48 tuổi chia sẻ, việc quan trọng nhất trong phát triển hữu cơ ở trang trại là cải tạo đất, tạo vùng cách ly, tạo sự cân bằng từ chăn nuôi đến trồng trọt. Nếu không làm được những khâu này thì dẫn đến mất cân bằng, thiếu thức ăn chăn nuôi, thiếu nguồn phân bón cho cây trồng.

Sản phẩm cà chua hữu cơ của gia đình ông Thắng. Ảnh: M.H.

Sản phẩm cà chua hữu cơ của gia đình ông Thắng. Ảnh: M.H.

“Gia đình thực hiện biện pháp cân bằng sinh thái để phòng ngừa dịch bệnh, sâu hại. Ở trang trại, tôi vẫn để chỗ cho vi sinh vật, côn trùng sinh sôi. Đối với các loại côn trùng gây hại thì sử dụng thêm chế phẩm sinh học để diệt trừ. Ngoài ra tôi cũng sử dụng một số loại nấm đối kháng để bảo vệ cây trồng”, chủ trang trại Nguyễn Quốc Thắng cho hay.

Bò hữu cơ giá cao gấp 3 lần bình thường

Hiện nay, với quy mô 15ha, trang trại của gia đình ông Thắng là một trong những trang trại hữu cơ tư nhân lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng. Với diện tích này, gia đình ông duy trì chăn nuôi đàn bò thịt khoảng 40 con, đàn heo khoảng 15 con và 5ha diện tích rau thương phẩm.

Đối với chăn nuôi, do bò và heo được đảm bảo nguồn thức ăn hữu cơ, chế độ dinh dưỡng tốt nên chất lượng thịt được đánh giá cao hơn so với việc chăn nuôi thông thường. Mỗi năm, gia đình ông Thắng cung ứng ra thị trường từ 10 - 12 con bò thịt hữu cơ với mức giá cao gấp 3 lần giá bò chăn nuôi thông thường. Về chăn nuôi heo, theo thông lệ, sau 10 tháng chăn nuôi gia đình ông Thắng sẽ xuất chuồng và tái đàn.

Mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Quốc Thắng xuất bán ra thị trường từ 10 - 12 bò thịt chuẩn hữu cơ. Ảnh: M.H.

Mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Quốc Thắng xuất bán ra thị trường từ 10 - 12 bò thịt chuẩn hữu cơ. Ảnh: M.H.

“Hiện nay, tất cả cây trồng, vật nuôi ở trang trại đều được chúng tôi tự nhân giống và chăm sóc. Việc chăn nuôi cũng không phụ thuộc nguồn thức ăn nhập khẩu nên giá thành thấp”, ông Thắng thổ lộ.

Với 30 loại rau, củ, quả được phát triển tại trang trại, mỗi tháng gia đình ông Nguyễn Quốc Thắng cung ứng ra thị trường gần 20 tấn sản phẩm. Nguồn rau hữu cơ này hiện được các đối tác ở Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng ký hợp đồng bao tiêu với mức giá cao hơn mặt bằng chung thị trường.

Phân chuồng và các phụ phẩm nông nghiệp được ủ thành phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt. Ảnh: M.H.

Phân chuồng và các phụ phẩm nông nghiệp được ủ thành phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt. Ảnh: M.H.

Về định hướng tương lai, ông Thắng cho biết sắp tới, sẽ nâng quy mô chăn nuôi heo lên khoảng 50 con và tiến đến khép kín hoàn toàn. Cùng với việc đẩy mạnh chăn nuôi, trồng trọt, gia đình ông cũng đầu tư vào các công nghệ sơ chế, chế biến để tiến đến đa dạng hóa sản phẩm, cung ứng thị trường.

“Có nhiều loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả có thể chế biến thành những sản phẩm cao cấp, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng nên tôi đang nghiên cứu, đầu tư”, ông Thắng chia sẻ.

Hơn nữa, thông qua hệ thống trang trại này, gia đình ông Thắng hướng đến phổ biến kiến thức, kỹ thuật cho bà con nông dân để họ có thể thực hành nông nghiệp hữu cơ, mở rộng mô hình.

https://nongsanviet.nongnghiep.vn/trang-trai-huu-co-khep-kin-cua-nong-dan-xu-rau-d304619.html
Theo Minh Hậu - Kim Sơ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay34,456
  • Tháng hiện tại809,734
  • Tổng lượt truy cập91,983,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây