Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nước mắm Việt

Thứ bảy - 25/06/2022 05:27
Để phát triển bền vững ngành hàng nước nắm, phục vụ xuất khẩu, cần đa dạng về chủng loại, đảm bảo truy suất nguồn gốc, quy định an toàn thực phẩm.

Tại Hà Nội, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm - Định hướng và giải pháp”.

Nước mắm Việt Nam tự tin xuất ngoại

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, các sản phẩm nước mắm khi đưa ra thị trường phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm... . Ảnh: Trung Quân.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, các sản phẩm nước mắm khi đưa ra thị trường phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm... . Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, trong những năm qua ngành hàng nước mắm của Việt Nam đã ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đảm bảo được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện, nước mắm không chỉ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới, mở ra cánh cửa quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế, mang lại lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nước mắm Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu với thị phần còn khiêm tốn so với tiềm năng.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã tích cực hỗ trợ các hội viên đẩy mạnh việc quảng bá, bảo vệ thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của ngành hàng nước mắm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hiệp hội đã kết nối các đơn vị, tổ chức nghiên cứu khoa học xây dựng những đề tài, dự án mang tính ứng dụng cao. Từ đó, giúp các doanh nghiệp sản xuất nước mắm gia tăng hiệu suất, tạo ra những sản phẩm nước mắm chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chia sẻ: Hiện có rất nhiều sản phẩm nước mắm của Việt Nam xuất khẩu thành công vào thị trường các nước. Điều đó cho thấy, những rào cản kỹ thuật, yêu cầu khắt khe của các thị trường không quá khó để vượt qua nếu chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt theo một quy trình thống nhất, bài bản.

Tuy nhiên, để đạt được điều này các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh nước mắm cần tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng nước mắm, nhất là chú ý tới hàm lượng histamine trong nước mắm truyền thống.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần lưu ý tới việc cải tiến bao bì, nhãn mác để tăng sức hút, cạnh tranh cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nước mắm của Việt Nam tới thị trường các nước.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, những rào cản kỹ thuật, yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu nước mắm không quá khó để vượt qua nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ nghiêm ngặt theo một quy trình thống nhất, bài bản. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, những rào cản kỹ thuật, yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu nước mắm không quá khó để vượt qua nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ nghiêm ngặt theo một quy trình thống nhất, bài bản. Ảnh: Trung Quân.

Trên cơ sở đó, tại hội thảo các đại biểu đã thảo luận sôi nổi những vấn đề liên quan tới khôi phục và phát triển các mô hình, làng nghề chế biến nước mắm; xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu nước mắm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP; sự cần thiết của việc xây dựng đề tài nghiên cứu đánh giá rủi ro, nguy cơ histamin trong nước mắm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu...

Thay đổi tư duy, xây dựng thương hiệu nước mắm quốc gia

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao những nỗ lực, hoạt động, đóng góp của Hiệp hội Nước mắm Việt Nam trong việc tập hợp, đoàn kết hội viên đẩy mạnh sản xuất, quảng bá, bảo vệ thương hiệu nước mắm Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hiện cả nước có hơn 4.200 cơ sở tham gia sản xuất nước mắm, hơn 1.000 cơ sở sản xuất nước mắm nguyên chất, hơn 60 cơ sở đóng chai, hơn 3.100 hộ tham gia sản xuất nước mắm.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, sản lượng nước mắm bình quân của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít. Tính trung bình người Việt Nam ăn nước mắm khoảng 3,9 lít/người/năm.

Về số lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh nước mắm cả nước có hơn 9.300 người. Nghề làm nước mắm đã tạo công ăn việc làm và sinh kế cho gần 1 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu ngư dân khai thác, thu mua thủy sản, làm muối ven biển.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi những vấn đề liên quan tới việc đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm trong thời gian tới. Ảnh: Trung Quân.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi những vấn đề liên quan tới việc đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm trong thời gian tới. Ảnh: Trung Quân.

Về xuất khẩu nước mắm, bình quân cả nước đạt tỷ lệ khoảng 12,6% so với tổng sản lượng; tập trung ở một số thị trường như: Châu Á (chiếm hơn 54%), châu Úc (18%), châu Âu (13%), châu Mỹ (13%). Tổng kim ngạch xuất khẩu nước mắm năm 2021 đạt 28,53 triệu USD (tăng 21,7% so với 2020).

Đây là những tín hiệu đáng mừng cho thấy ngành hàng nước mắm của Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

“Một đất nước muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì bắt buộc phải có ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn, bởi lẽ thực phẩm an toàn sẽ quyết định tới sức khỏe, trí tuệ, sự phát triển của con người quốc gia đó. Sản xuất nước mắm hiện nay là hiện thân của hoạt động sản xuất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là những điểm tựa vững chắc để ngành hàng này từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình, tạo những bước nhảy vọt trong thời gian tới”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý, để phát triển bền vững ngành hàng nước mắm phục vụ xuất khẩu cần: Đảm bảo nguồn nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng; thay đổi tư duy cứ cá không thể bán tươi, cấp đông… thì mới đem làm mắm; tổ chức các đội tàu chuyên khai thác cá làm mắm, ướp muối ngay trên tàu để đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến nước mắm.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, dụng cụ chứa đựng trong quá trình sản xuất, chế biến nước mắm. Áp dụng các chương trình quản lý chất lượng, quan tâm hơn nữa đến bao bì, nhãn mác sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã tích cực hỗ trợ các hội viên đẩy mạnh việc quảng bá, bảo vệ thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của ngành hàng nước mắm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ảnh: TL.

Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã tích cực hỗ trợ các hội viên đẩy mạnh việc quảng bá, bảo vệ thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của ngành hàng nước mắm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ảnh: TL.

Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ và có chế tài xử phạt nghiêm minh với các hành vi lạm dụng sử dụng hóa chất, phụ gia trong chế biến, sang chiết, đóng chai nước mắm, sử dụng quá mức về hàm lượng, chủng loại các phụ gia tạo màu, tạo mùi, tạo vị và chất bảo quản không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.

Khôi phục và phát huy các mô hình, làng nghề chế biến nước mắm có giá trị truyền thống lâu đời, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu nước mắm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP.

Nghiên cứu thị hiếu, mở rộng thị trường xuất khẩu với sự đa dạng về chủng loại nước mắm. Các sản phẩm khi đưa ra thị trường phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường. Từ đó, từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia cho nước mắm Việt Nam.

https://nongnghiep.vn/xay-dung-thuong-hieu-quoc-gia-cho-nuoc-mam-viet-d326124.html
Theo Trung Quân/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm119
  • Hôm nay23,073
  • Tháng hiện tại854,047
  • Tổng lượt truy cập85,761,083
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây