Học tập đạo đức HCM

Bỏ phố lên rừng lập nghiệp, người phụ nữ làm giàu từ trồng rau sạch

Thứ hai - 20/06/2022 11:21
Xuất thân từ thành phố, có công việc ổn định, thu nhập cao, nhưng với đam mê cộng thêm niềm hăng say đọc sách, báo, chị Hoàng Thị Mai quyết định sang trang mới của cuộc đời với việc lên vùng núi lập nghiệp bằng mô hình trồng rau sạch.

Bén duyên nông nghiệp

Một ngày trung tuần tháng sáu, trong cái nắng oi ả của mùa hè, chúng tôi có mặt tại phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Mới bước chân tới đầu làng, hỏi “chị Mai rau sạch”, từ làng trên xóm dưới ai ai cũng biết. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến trang trại trồng rau rộng hơn 3ha của chị Hoàng Thị Mai (trú TP. Huế) lọt thỏm giữa cánh rừng bạch đàn mênh mông.

Trang trại trồng rau rộng hơn 30.000m2 nhưng chỉ có 3 công nhân phụ trách chăm sóc, thu hoạch; vừa tham quan vừa vặt rau, trái sạch và thưởng thức ngay tại vườn, không cần rửa, vừa đi chị Mai vừa kể: Bén duyên với nông nghiệp từ năm 2015, sau nhiều năm làm việc cho một Tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp, quá trình làm việc tôi được tiếp xúc với nhiều người trồng rau, hiểu được những trăn trở của người nông dân cộng với niềm đam mê trồng trọt từ nhỏ, tôi quyết định chọn cho mình con đường lập nghiệp bằng nông nghiệp sạch.

2.jpg
Trang trại của chị Mai sản xuất theo mô hình hữu cơ.
 

“Thực phẩm bẩn là mối lo cho bữa cơm gia đình và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ mai sau. Sau khi nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tôi nảy ra ý tưởng trồng rau sạch. Hạ quyết tâm, tôi chọn vùng đất cằn cỗi nơi này để khởi nghiệp với mô hình trồng rau sạch”, chị Mai tâm sự.

Nghĩ là làm, sau khi thuê 3ha đất ở phường Hương Vân, tính toán kỹ lưỡng nên trồng cây gì dựa trên thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu địa phương. Nơi mảnh đất đồi cát cằn cỗi này, tôi phải bỏ hơn 1 năm thuê nhân công vỡ hoang, cải tạo lại khu đất, chị Mai nói thêm.

“Chưa kể công cán, chi phí đầu tư giếng nước, hệ thống ống bơm nước tưới, phun tưới, mái che, nhà lưới… cũng hơn 1 tỷ đồng. Xong xuôi rồi bón phân chuồng, phân cá ủ hoai với chế phẩm vi sinh cho đất tốt, rồi đánh luống và bắt đầu gieo trồng”, chị Mai nhớ lại.

Buổi đầu gặp không ít khó khăn với những đêm không ngủ, những bữa ăn vội tại vườn, thậm chí có lúc tưởng như phải bỏ cuộc... nhưng vừa làm vừa học hỏi và tự rút kinh nghiệm, công việc trồng rau, quả sạch của chị Mai dần dần thuận lợi, cho thu nhập tăng dần.

“Ban đầu, tôi trồng thử nghiệm một số loại rau, quả để xem có phù hợp với điều kiện tự nhiên hay không, khi thấy hiệu quả mới mở rộng trồng đại trà. Ngoài kiến thức ít ỏi về nông nghiệp có được trong quá trình làm việc trước đó, tôi dành nhiều thời gian để quan tâm kiến thức về trồng trọt bằng cách học hỏi từ bạn bè và qua báo chí. Tôi thường tìm đọc những tờ chuyên về nông nghiệp như  “Kinh tế nông thôn”… Qua những bài báo đã giúp tôi thêm nhiều kinh nghiệm, cũng như nghị lực để khởi nghiệp và nó đã giúp tôi càng quyết tâm hơn”, chị Mai tâm sự.

Trải qua không ít gian truân vất vả, đến nay vườn rau nhà chị cũng đã cho ra những sản phẩm rau sạch với đủ các loại rau ăn lá, bầu, mướp, cà chua, dưa chuột…, trong đó thành công nhất có thể kể đến là mô hình trồng rau cải, bí leo giàn.

1.jpg
Trang trại sản xuất hữu cơ rộng hơn 3ha của chị Hoàng Thị Mai với đủ các loại rau, quả sạch.

Nhân rộng mô hình

Theo chủ trang trại, hiện sản phẩm rau sạch của chị đã có mặt tại siêu thị, bàn ăn học sinh và nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên - Huế với cả tấn rau, quả xuất đi mỗi ngày. Cùng với đó, chị còn mở nhiều cơ sở bán rau sạch ở TP. Huế để thuận tiện hơn cho người dân thành phố trong việc lựa chọn sản phẩm sạch. Thu nhập bình quân hàng tháng từ rau, quả sạch của chị Mai đạt gần 200 triệu đồng.

Nhưng theo chị, do sản xuất sạch, không hóa chất, giá bán cao hơn nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng khó khăn; không thể bán một cách rộng rãi trên thị trường mà chỉ khu trú trong các cửa hàng bán lẻ.

Từ thành công ban đầu, để mở rộng sản xuất, thời gian tới, chị Mai tiếp tục đưa vào trồng thêm nhiều giống mới. Chị cũng đang tiến hành mở rộng quỹ đất trang trại, tăng năng suất và sản lượng phục vụ nhu cầu thị trường.

Với mong muốn tạo ra những sản phẩm rau có chất lượng, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, mô hình trồng rau sạch của chị Mai đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch theo hướng bền vững ở Thừa Thiên - Huế.

Ông Châu Văn An, Bí thư Đảng ủy phường Hương Vân, cho hay, chị Mai là gương sáng trong lao động, sản xuất với điển hình là mô hình trồng rau sạch. Trang trại rau, quả sạch của chị Hoàng Thị Mai đang là điểm đến học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh. Phường  tiếp tục tuyên truyền và triển khai tới người nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất theo mô hình hữu cơ này.

Thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao đã tạo điều kiện giúp người nông dân giảm thiểu rủi ro trước tác động bất lợi của thời tiết, sâu bệnh, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm so với cách làm truyền thống. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn là lĩnh vực mới và tiềm ẩn nhiều khó khăn như vấn đề tư duy, nhận thức; nguồn vốn và gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.

Ông Lê Hoài Nam, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Trà, đánh giá: Mô hình của chị Mai hướng đến nền sản xuất hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, tạo ra những sản phẩm an toàn đảm bảo chất lượng cung cấp cho nhu cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Để tái cơ cấu nông nghiệp gắn liền với việc phát triển nền nông nghiệp sạch, tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng, các hộ gia đình, doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi hàng hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường sử dụng chỉ dẫn địa lý, sản xuất theo các tiêu chuẩn sản xuất nhất định như VietGAP, thị xã Hương Trà đang cho thí điểm để nhân rộng ra các phường, xã khác.

Đồng thời, hiện đại hóa công tác chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đặc biệt cần chú trọng tới việc thay đổi nhận thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng đối với sản phẩm sạch. Từ đó, nông sản sạch mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp người nông dân ổn định sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.Trang trại của chị Mai sản xuất theo mô hình hữu cơ.

https://kinhtenongthon.vn/bo-pho-len-rung-lap-nghiep-nguoi-phu-nu-lam-giau-tu-trong-rau-sach-post50669.html
Theo T.Thành/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập66
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay21,483
  • Tháng hiện tại180,239
  • Tổng lượt truy cập92,557,903
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây