Học tập đạo đức HCM

Dưa lưới chất lượng ngon không lo ế, lỗ

Thứ sáu - 17/06/2022 09:16
BÌNH ĐỊNH Giá vật tư, nhất là phân bón tăng cao, lại đang mùa nhiều loại trái cây thu hoạch rộ nên người trồng dưa lưới rất khó khăn. Dù vậy, dưa chất lượng vẫn lãi khá.

Chất lượng quyết định giá bán

Theo anh Trần Bảo Diệp, người tiên phong làm nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Hoài Ân (Bình Định), trong tháng 4/2022, dưa lưới còn có giá đến 38.000 - 39.000 đ/kg, thế nhưng bước sang cuối tháng 5, dưa lưới trên thị trường hạ chỉ còn 33.000 đ/kg, nguyên nhân do thời điểm này trái cây đang thu hoạch rộ, nên dưa lưới hạ giá dù trời đang nắng nóng.

Tuy nhiên, nếu dưa lưới có chất lượng cao, độ ngọt, ngon ổn định, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mua với giá cao. Riêng dưa lưới của anh Diệp trồng trong nhà màng ở xã Ân Phong (huyện Hoài Ân) nhờ chủ động kiểm soát được chất lượng nên vẫn bán được giá 40.000 - 45.000 đ/kg.

Dưa lưới anh Trần Bảo Diệp trồng nhờ chất lượng cao nên ít khi bán dưới giá 40.000 đ/kg. Ảnh: V.Đ.T.

Dưa lưới anh Trần Bảo Diệp trồng nhờ chất lượng cao nên ít khi bán dưới giá 40.000 đ/kg. Ảnh: V.Đ.T.

“Dưa chất lượng dở dù được dán đầy đủ tem, nhãn người tiêu dùng vẫn không mua. Dưa tôi trồng nhờ kiểm soát được độ ngọt, độ giòn, nên ít khi bán dưới giá 40.000 đ/kg. Trước khi giá các loại vật tư nông nghiệp tăng cao, giá thành 1kg dưa chỉ khoảng 15.000 đ/kg, chỉ cần bán 20.000 đ/kg người trồng đã có lãi tốt. Nay giá phân bón tăng cao ngất, giá thành của dưa lưới tăng đến 25.000 đ/kg, phải bán 30.000 đ/kg người trồng mới có lãi", anh Diệp cho biết.

Theo anh Diệp, giá thành của dưa tăng cao chủ yếu là do giá phân bón tăng phi mã. Ví như vụ dưa đầu năm 2022, anh trồng 3.000 cây dưa lưới trên diện tích 1.000m2, suốt vụ chỉ tốn 7 triệu tiền phân, bước sang vụ 2 cũng chừng ấy cây dưa mà tiền phân tăng đến 13 triệu đồng. Nếu dưa không đạt chất lượng, bán giá thấp thì người trồng công cốc!

Cũng theo anh Diệp, làm dưa lưới vỏ dày chỉ có giá trị bảo quản, nhất là khi vận chuyển đi xa, chứ người tiêu dùng nhìn vào không bắt mắt lắm. Bởi, dưa vỏ dày trông thấy ít mọng, nhìn vào thấy như dưa chưa chín, nên người tiêu dùng ít chuộng. Để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, trong quá trình sản xuất, anh Diệp điều chỉnh dinh dưỡng để dưa cho vỏ mỏng.

Anh Trần Bảo Diệp kiểm tra sinh trưởng, phát triển của dưa lưới. Ảnh: V.Đ.T.

Anh Trần Bảo Diệp kiểm tra sinh trưởng, phát triển của dưa lưới. Ảnh: V.Đ.T.

“Muốn dưa có vỏ mỏng, mình phải làm phân đơn, các thành phần lân, kali, đạm, canxi… tách riêng biệt từng loại. Theo công thức, cho dưa ăn bao nhiêu đạm, bao nhiêu lân là cân đối, mình pha sẵn lượng phân cần vào bồn nước, sau đó hệ thống tưới hoạt động theo mặc định giúp cây dưa không bị thừa hoặc thiếu dinh dưỡng. Như vậy chất lượng dưa sẽ được bảo đảm theo ý mình”, anh Diệp nói.

Giá vật tư cao, vẫn lãi tốt 

Trồng dưa lưới trong nhà màng bằng giá thể dù chi phí tăng cao hơn so với trồng ngoài đất, nhưng người trồng có thể kiểm soát được quá trình sinh trưởng của cây dưa, đặc biệt là điều chỉnh được chất lượng của quả dưa. Riêng giá thể bằng xơ dừa đã tốn khoảng 20 triệu đồng/1.000m2, đó là chưa kể chi phí phân bón. Còn trồng dưới đất chỉ tốn chi phí làm đất nhưng lại không kiểm soát được độ to của quả dưa. Quả dưa to quá khổ cũng sẽ làm giảm chất lượng, không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Dưa lưới trồng trong nhà màng dù chi phí đầu vào cao hơn trồng ngoài đất, nhưng nhờ kiểm soát được chất lượng nên bán được giá cao. Ảnh: V.Đ.T.

Dưa lưới trồng trong nhà màng dù chi phí đầu vào cao hơn trồng ngoài đất, nhưng nhờ kiểm soát được chất lượng nên bán được giá cao. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo anh Diệp, trong giai đoạn quả tăng trọng và tạo lưới mà phun thuốc BVTV hóa học thì thuốc sẽ đi theo các vết nứt (lưới) trên quả, thấm sâu vào quả, khi ấy dưa sẽ không giòn mà bị sượng, cứng, quả dưa biến hình gồ ghề, đó là chưa nói đến sản phẩm sẽ bị mất an toàn thực phẩm. Khi dưa sắp thu hoạch, anh Diệp dùng máy đo lượng đường trong quả dưa để điều chỉnh chất lượng.

Trước khi thu hoạch 7 ngày, nếu dưa đạt độ ngọt 9 - 10% là ổn. Trước khi thu hoạch 4 ngày mà độ ngọt của dưa lưới tăng lên 11 - 12% là chứng tỏ chủ nhà vườn kiểm soát tốt độ ngọt của dưa. Khi thu hoạch, dưa đạt độ ngọt 13% là thành công, khi ấy quả dưa lưới sẽ đạt độ ngọt lý tưởng mà người tiêu dùng thích nhất.

“Làm dưa lưới trong nhà màng tôi tiết kiệm đến 70% chi phí thuốc BVTV so với trồng ngoài trời vì dưa ít sâu bệnh. Làm dưa lưới ngoài trời ít nhất 1 tuần phải phun thuốc BVTV một lần, còn làm trong nhà màng thì cây thiếu chất gì mình mới bổ sung chứ không phun tràn lan. Nhìn biểu hiện trên cây là tôi biết cây dưa đang thiếu hoặc thừa chất gì, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp. Vụ dưa thứ 2 trong năm 2022 tôi trồng hơn 2.000 cây dưa lưới, thu được 3 tấn. 

Anh Trần Bảo Diệp kiểm tra xem cây dưa thừa, thiếu chất gì để bổ sung, giúp quả dưa đạt chất lượng cao nhất. Ảnh: V.Đ.T.

Anh Trần Bảo Diệp kiểm tra xem cây dưa thừa, thiếu chất gì để bổ sung, giúp quả dưa đạt chất lượng cao nhất. Ảnh: V.Đ.T.

Với giá bán bình quân 40.000 đ/kg, tôi thu được 120 triệu đồng. Dù giá thành dưa lưới tăng cao do chi phí đầu vào tăng nhưng tôi vẫn có lãi khá. 2 vụ dưa liên tiếp thành công sẽ tạo động lực cho tôi mở rộng sản xuất trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với những đơn hàng hiện có, tôi phải liên kết với nhiều trang trại mới đủ lượng hàng để bán”, anh Trần Bảo Diệp cho hay.

“Dưa trồng dưới đất chắc chắn trọng lượng sẽ hơn 2 kg/quả, mà dưa trên 2 kg/quả thì sẽ bị rỗng ruột. Dưa rỗng ruột thì thịt sẽ mỏng, lưới thưa, người tiêu dùng không ưa chuộng. Đó là nói dưa tiêu thụ nội địa, dưa xuất khẩu còn yêu cầu cao hơn, dưa bị nứt lưới sẽ bị loại ngay, dưa có lưới thưa cũng thua. Lưới trên quả dưa phải nổi, đều, dày, đẹp và không bị nổ. Thêm vào đó, quả dưa phải tròn đều, không gồ ghề mới xuất khẩu được”, anh Diệp chia sẻ.

https://nongnghiep.vn/dua-luoi-chat-luong-ngon-khong-lo-e-lo-d325649.html
Theo Vũ Đình Thung/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay36,573
  • Tháng hiện tại728,795
  • Tổng lượt truy cập88,083,865
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây