Học tập đạo đức HCM

Giải độc đất, chìa khóa để nông sản Việt vươn xa

Thứ sáu - 17/06/2022 09:14
Nếu không giải độc được đất, nông sản rất khó để đạt tiêu chuẩn của các thị trường cũng như khó xuất khẩu, cho dù các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn.
Ông Vũ Tuấn Thanh (đứng) chia sẻ tại Hội nghị Ứng dụng thương mại điện tử, Xúc tiến thương mại và Đầu tư cho các HTX năm 2022. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Vũ Tuấn Thanh (đứng) chia sẻ tại Hội nghị Ứng dụng thương mại điện tử, Xúc tiến thương mại và Đầu tư cho các HTX năm 2022. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đất bạc màu, chai cứng, quay vòng sản xuất liên tục mà không được phục hồi, giải độc kịp thời đang là tác nhân chính níu kéo sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá, giảm năng suất, chất lượng và khó để nông sản Việt Nam vươn mạnh ra các thị trường xuất khẩu. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề “biết rồi, khổ lắm nói mãi” này?

Ý tưởng từ quê lúa Thái Bình được hiện thực hoá tại Siberia

Xuất thân từ “quê hương 5 tấn” Thái Bình, ông Vũ Tuấn Thanh, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Phân bón công nghệ cao Việt Âu Châu, luôn thấu hiểu nỗi trăn trở của nông dân về những cánh đồng thẳng cánh cò bay nhưng ngày mỗi ngày đất đai như bị vắt kiệt, nhiễm độc thuốc BVTV, năng suất chất lượng cứ dần giảm dù nông dân có tăng cường các loại phân bón vô cơ nhiều như thế nào đi chăng nữa.

Câu hỏi luôn thường trực trong ông kể cả khi đặt chân tới đất nước Nga xa xôi cách đây gần 30 năm. Làm thế nào để nông dân quay vòng sản xuất liên tục mà đất đai không bị vắt kiệt, bạc màu và nhiễm độc? Cơ duyên như một định mệnh khi ông làm việc tại Tập đoàn Alfa của Liên bang Nga, là Tập đoàn chuyên về các lĩnh vực tài chính, khoa học công nghệ và chuyên sâu ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất phân bón hữu cơ.

Ông Vũ Tuấn Thanh luôn thấu hiểu nỗi trăn trở của nông dân về những cánh đồng như bị vắt kiệt, nhiễm độc thuốc BVTV. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Vũ Tuấn Thanh luôn thấu hiểu nỗi trăn trở của nông dân về những cánh đồng như bị vắt kiệt, nhiễm độc thuốc BVTV. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhận thấy các chế phẩm của Tập đoàn Alfa đóng gớp lớn vào cuộc cách mạng xanh trong nền nông nghiệp hữu cơ của Nga, ông Thanh nảy ra suy nghĩ, liệu sử dụng các chế phẩm này cho những vùng đất thuần nông như ở Thái Bình hay các vùng khác của Việt Nam có được không?

Khi chia sẻ tâm tư này với các chuyên gia Nga, không ngờ ông được mọi người rất ủng hộ. Thậm chí có chuyên gia còn khẳng định với ông, sẽ điều chế các chế phẩm phù hợp với từng loại đất và quan trọng là “giải cứu” được những vùng đất chết do bị bạc màu, chai cứng và nhiễm độc…

Nghĩ là làm, ngay lập tức ông Thanh với sự tư vấn của các chuyên gia Nga đã về Việt Nam khảo sát các vùng đất Bắc - Trung - Nam, mang mẫu sang để các chuyên gia phân tích đánh giá nhằm nghiên cứu ra chế phẩm hiệu quả, có công dụng trong việc phục hồi các vùng đất “chết” vì nhiễm độc quá nặng.

Trời không phụ lòng người, sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng các chuyên gia của Tập đoàn Alfa đã ứng dụng công nghệ nano để tách chiết nhân bản và điều chế thành công chế phẩm công nghệ sinh học phân bón hữu cơ nano với tên gọi là Ivan Ovsinsky đáp ứng được tất cả các yêu cầu, trong đó có việc giải độc đất cho những vùng sản xuất bị nhiễm độc, đất đai thoái hoá tại Việt Nam.

Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Phân bón công nghệ cao Việt Âu Châu tại Hội nghị Ứng dụng thương mại điện tử, Xúc tiến thương mại và đầu tư cho các HTX năm 2022. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Phân bón công nghệ cao Việt Âu Châu tại Hội nghị Ứng dụng thương mại điện tử, Xúc tiến thương mại và đầu tư cho các HTX năm 2022. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sản phẩm được tách xuất từ Humic với 100% bằng công nghệ nano (không như các sản phẩm nano khác trên thị trường chỉ có 1 chất duy nhất, ví dụ như nano đồng hay nano bạc). Thành phần chủ yếu gồm các axit amin và các enzym xúc tác cho phản ứng oxy hóa trong phản ứng thủy phân. Chế phẩm không gây mẫn cảm, có thể phân hủy sinh học, không chứa clo, không gây hại cho người, động vật, không gây đột biến và gây ung thư.

Có chìa khoá, nhưng người quyết định “mở” là nông dân

Ngày trở về Việt Nam, với tư cách là một trong những thành viên trong nhóm chuyên gia của Tập đoàn Alfa và sau này là Chủ tịch Hội đồng quản trị, người sáng lập Tập đoàn Việt Âu Châu, đơn vị trực thuộc Tập đoàn Alfa (Nga), ông Vũ Tuấn Thanh đã thầm hứa với lòng sẽ mang chiếc “chìa khoá vàng” Ivan Ovsinsky về Việt Nam để mở ra kỷ nguyên mới, giải độc đất trong sản xuất nông nghiệp.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam tại Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã Coop-Expo 2022 vừa qua, ông Vũ Tuấn Thanh cho rằng, thay đổi thói quen sản xuất của nông dân trong việc dùng phân bón, thuốc BVTV, cùng với đó là việc đi sâu vào tuyên truyền, hướng dẫn thông qua các mô hình trình diễn là điều kiện tiên quyết để cân đối vô cơ - hữu cơ trong việc hướng đến phát triển nông nghiệp hướng hữu cơ bền vững.

“Lấy ví dụ, hiện trên thị trường có quá nhiều loại sản phẩm hữu cơ. Trong đó, những sản phẩm nhập ngoại có chất lượng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bà con nông dân lại đang phần lớn sử dụng phân chuồng hữu cơ chưa qua xử lý hoặc xử lý qua loa. Đây là một sai lầm vì sử dụng chúng dễ làm cho cây trồng và đất mắc phải các mầm bệnh gây hại, đồng thời tác dụng về hữu cơ, tác dụng về cải tạo đất cũng rất hạn chế”, ông Vũ Tuấn Thanh nêu thực trạng.

Nhiều nông dân thông qua việc sử dụng chế phẩm Ivan kết hợp với sử dụng phân vô cơ theo công thức khuyến cáo của các chuyên gia đã có kết quả ngoài mong đợi. Ảnh: TL.

Nhiều nông dân thông qua việc sử dụng chế phẩm Ivan kết hợp với sử dụng phân vô cơ theo công thức khuyến cáo của các chuyên gia đã có kết quả ngoài mong đợi. Ảnh: TL.

Điều thứ hai, ngay tại Nga, khi nghiên cứu chế phẩm Ivan, dựa trên tính chất đất từ các mẫu đất được lấy ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam, nhóm chuyên gia Nga đã chia sẻ rằng, với áp lực thâm canh trong canh tác thì Việt Nam không thể vô cơ hoá hoặc hữu cơ hoá nền nông nghiệp mà buộc phải cân đối việc dùng vô cơ - hữu cơ dựa trên thực trạng chất lượng của đất.

“Với đất sản xuất thông thường, các sản phẩm hữu cơ tuỳ theo chất lượng sẽ cung cấp cho đất các vi chất hữu cơ cần thiết. Nhưng với đất bị nhiễm độc, hầu hết các sản phẩm hữu cơ nhập ngoại hay sản xuất trong nước hiện tại đều không có công dụng giải độc đất, ngoại trừ chế phẩm Ivan của Việt Âu Châu và Tập đoàn Alfa”, ông Thanh chia sẻ.

Lí do là vì khi sử dụng chế phẩm Ivan, sẽ làm giảm độ chua và cải thiện cấu trúc đất, kích thích sự phát triển của tất cả các vi sinh vật trong đất, góp phần phục hồi đất do thâm canh, hình thành mùn trong đất. Trong thành phần chế phẩm chứa các chất xúc tác và Enzyme có khả năng tạo ra đồng thời phản ứng oxy hoá khử trong phản ứng thuỷ phân để phá vỡ kết cấu các phân tử của các kim loại nặng phân bón trong môi trường nước.

Đây cũng là lý do cần pha chế phẩm Ivan với thật nhiều nước khi sử dụng để cải tạo, giải độc đất. Trong phản ứng oxy hoá khử, các kim loại nặng tồn dư trong đất như lân, clo, natri, sắt, đồng, mangan được chuyển hoá thành dạng chelate.

Về mặt hóa học, quá trình tạo phức chất là sự bắt giữ một ion kim loại và chuyển nó thành một phức chất chelate. Khoáng chất ở dạng vô lượng được hấp thụ kém và trước tiên phải trải qua một số biến đổi sinh hóa nhất định để tạo thành chelate trước khi chúng có thể có lợi cho cây trồng. Khả năng hấp thụ của các chất khoáng được chelate hóa cao hơn gấp 5 - 10 lần so với loại không được chelate hóa, với kích cỡ nano giúp cây có thể dễ dàng hấp thụ và chuyển hóa và đưa đất chai cứng trở lại thành đất tươi xốp, màu mỡ.

Chế phẩm Ivan sẽ làm giảm độ chua và cải thiện cấu trúc đất, kích thích sự phát triển của tất cả các vi sinh vật trong đất, góp phần phục hồi đất. Ảnh: TL.

Chế phẩm Ivan sẽ làm giảm độ chua và cải thiện cấu trúc đất, kích thích sự phát triển của tất cả các vi sinh vật trong đất, góp phần phục hồi đất. Ảnh: TL.

Xác định nông dân chính là nhân tố quan trọng trong việc cải tạo, giải độc đất, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, ông Thanh đã cùng với các chuyên gia của Tập đoàn Alfa mở rất nhiều khoá hướng dẫn nhận diện đất bị nhiễm độc và quy trình để giải độc cho đất. Cùng với đó, phối hợp với nhiều địa phương từ Bắc tới Nam và khu vực Tây Nguyên để nhân rộng các mô hình trình diễn.

Nhiều hộ nông dân và hợp tác xã thông qua việc sử dụng chế phẩm Ivan kết hợp với sử dụng phân vô cơ theo công thức khuyến cáo của các chuyên gia đã có kết quả ngoài mong đợi. Nông dân giúp đất “sống” lại, màu mỡ hơn để rồi đất “trả ơn” cho chính người chủ của mình những sản phẩm chất lượng, thậm chí có những loại như ớt chuông Đà Lạt, đã được nâng tầm lên thành loại hoa quả dễ ăn, giữ được tất cả các dưỡng chất, đáp ứng yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng khó tính trong và ngoài nước.

Để hiểu đúng, hiểu đủ về nông nghiệp hữu cơ

Quá trình hỗ trợ nông dân và các hợp tác xã tiếp cận phương thức sử dụng chế phẩm hữu cơ công nghệ Nano Ivan nhằm giải độc đất và phục hồi đất nhiễm độc, ông Thanh và các chuyên gia Tập đoàn Alfa nhận thấy không ít người đang hiểu sai về việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất như: Hữu cơ hoá toàn bộ mới đáp ứng được chất lượng xuất khẩu; sử dụng phân hữu cơ làm cho đất đương nhiên tốt và nông nghiệp hữu cơ là một nền nông nghiệp đắt đỏ… Những hiểu biết không đầy đủ đó đang là cản trở lớn đối với việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Trên thực tế, những nhà nông thành công trong việc tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng xuất khẩu đều là những người hiểu rõ tầm quan trọng của vô cơ và hữu cơ cũng như quy trình kỹ thuật theo những tiêu chuẩn nhất định. Nếu lạm dụng 1 trong 5 nhóm phân hữu cơ hiện nay đó là phân chuồng để chăm bón trực tiếp, sẽ kéo theo hệ luỵ về mầm bệnh cho cây trồng, thậm chí tác động tiêu cực đến đất đai.

Ông Vũ Tuấn Thanh cho rằng, nếu không giải độc được đất thì nông sản hàng hoá rất khó để đạt tiêu chuẩn của các thị trường cũng như khó xuất khẩu. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Vũ Tuấn Thanh cho rằng, nếu không giải độc được đất thì nông sản hàng hoá rất khó để đạt tiêu chuẩn của các thị trường cũng như khó xuất khẩu. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Vũ Tuấn Thanh cho rằng, nếu không giải độc được đất, nông sản hàng hoá rất khó để đạt tiêu chuẩn của các thị trường cũng như khó xuất khẩu. Cho dù các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP, nếu đất trồng không đảm bảo, bị nhiễm độc, sản phẩm nông sản vẫn sẽ tồn dư hóa chất. 

Nông nghiệp hướng hữu cơ không hề đắt đỏ như nhiều người nghĩ. Ông Thanh khẳng định, nông nghiệp hướng hữu cơ công nghệ cao đưa ra giá thành cạnh tranh hơn nhiều so với nền nông nghiệp hoá học thông thường. Đơn cử khi sử dụng chế phẩm Ivan, năng suất tăng từ 10% lên đến 40% trên các loại cây và đất có độ phì nhiêu khác nhau; giảm tiêu thụ thuốc BVTV và phân khoáng từ 20 - 50%; giảm lượng phân chuồng hữu cơ từ 30 đến 80%; tăng tốc độ trưởng thành để thu hoạch sớm từ 5 - 14 ngày…

Vậy giải pháp cần và đủ là gì? Khi đã có “chìa khoá vàng” về giải độc đất cho sản xuất nông nghiệp, nhưng ông Thanh và cộng sự vẫn đau đáu với câu hỏi đó. Một khi người dân đã hiểu thì lập tức nảy sinh nhu cầu cấp thiết để làm sống lại các vùng đất bị nhiễm độc nhưng vì các lý do khách quan, một bộ phận lớn người dân vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của vấn đề này vì lâu nay công tác tuyên truyền chưa được đẩy mạnh, chưa có chiến lược dài hơi và chưa có trọng điểm.

Cho dù các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP, nếu đất trồng không đảm bảo, bị nhiễm độc, nông sản vẫn sẽ tồn dư những chất cấm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cho dù các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP, nếu đất trồng không đảm bảo, bị nhiễm độc, nông sản vẫn sẽ tồn dư những chất cấm. Ảnh: Phạm Hiếu.

https://nongnghiep.vn/giai-doc-dat-chia-khoa-de-nong-san-viet-vuon-xa-d325691.html
Theo Phạm Hiếu/nongnghiep.vn

 

​​​​​​​

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập586
  • Hôm nay73,481
  • Tháng hiện tại732,808
  • Tổng lượt truy cập93,110,472
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây