Học tập đạo đức HCM

Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm

Chủ nhật - 06/05/2018 04:49
Đang sở hữu công ty riêng, chị Đoàn Tuyết Hạnh (38 tuổi) đã quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với mô hình trồng măng tây hữu cơ. Chỉ hơn nửa năm, vườn măng tây của chị Hạnh đã cho thu nhập gần 15...
Chi&rgb(2, 3, 4);m ngưỡng vườn măng t&rgb(2, 2, 6);y cho thu nhập gần 2 tỷ/năm
 
 
 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 1.
 

Nhận thấy giá trị kinh tế và dinh dưỡng mà măng tây mang lại, tháng 6/2017 chị Hạnh đã quyết định thuê 1,5 ha đất tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội và đầu tư tổng số vốn 600 triệu để thực hiện mô hình trồng măng tây hữu cơ với hệ thống tưới nước tự động.

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 2.
 

Chị Hạnh cho biết: "Khi bắt đầu trồng măng tây, mình gần như không có kinh nghiệm nhiều về giống cây này, chỉ có chút ít kinh nghiệm về cây xanh. Mình không đi khảo sát nhà vườn mà tự mày mò tìm hiểu thông tin trên mạng về cách trồng, vì muốn phát triển giống cây này với quy trình nông nghiệp sạch và không sử dụng phân bón hóa học".

 

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 3.
 

Măng tây vốn là giống cây thân thảo, dễ sinh trưởng, trồng được cả ở đồng bằng và miền núi nếu được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Từ khi gieo hạt chỉ khoảng 6 tháng là cây đã cho thu hoạch, có thể thu hoạch liên tục trong vòng 10 năm (trong điều kiện chăm sóc tốt có thể thu hoạch từ 15 – 20 năm).

 

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 4.
 

Là thành viên của hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nên chị Hạnh theo đuổi mô hình trồng măng tây không sử dụng đến các loại phân bón hóa học độc hại, hướng đến nông nghiệp sạch. Không đi theo cách chăm sóc truyền thống như nhiều nhà vườn khác, chị Hạnh đã tự ủ phân hữu cơ từ phân động vật, nuôi giun quế và dùng nguồn nước sạch từ suối với hệ thống cấp tưới nước tự động để bón cho cây

 

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 5.
 

Nhờ việc nuôi trồng măng tây theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nên măng tây từ vườn của chị luôn có màu xanh đậm, không xanh non như những nhà vườn khác nhưng khi ăn vẫn đảm bảo được độ giòn, ngọt và hương vị đặc trưng của măng tây.

 

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 6.
 

Măng tây là giống cây phát triển nhanh, cần dinh dưỡng thường xuyên, chỉ qua một đêm có thể dài lên đến 15cm,vì vậy chị Hạnh đã thuê thêm bốn nhân công để chăm sóc và thu hoạch măng tây hàng ngày.

 

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 7.
 

Hiện nay vườn măng tây rộng 1,5 Ha của chị Hạnh đang cho thu hoạch 70kg – 100kg măng tây/ ngày. Măng tây sau khi thu hoạch từ vườn, sẽ được loại bỏ những cây già, cắt bỏ phần gốc, rửa sạch và bó thành từng bó nhỏ rồi mới cung cấp ra ngoài thị trường.

 

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 8.
 

Hiện nay măng tây trên thị trường được chia làm 3 loại tùy theo kích thước và có giá dao động từ 110.000 đồng – 150.000 đồng/ kg. Như vậy 1,5 ha măng tây của chị Hạnh đang cung cấp cả tấn măng tây ra thị trường và có thể mang lại doanh thu khoảng 150 triệu đồng mỗi tháng.

 

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 9.
 

Các sản phẩm măng tây hữu cơ từ vườn của chị Hạnh, lấy thương hiệu là "măng tây Tiên Xuân" hiện nay đang dược cung cấp cho hệ thống nhà hàng, khách sạn và chuỗi cửa hàng rau sạch trên địa bàn Hà Nội. Để đảm bảo chất lượng cho măng tây chị Hạnh chỉ cho thu hoạch 1 tháng, rồi lại nghỉ dưỡng cây 1 tháng sau mới tiếp tục thu hoạch trở lại.

 

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 10.
 

Mặc dù cho năng suất cao và rất nhiều nhà vườn đang thực hiện trồng giống cây này, nhưng do thị trường tiêu thụ rộng nên sản phẩm măng tây của chị Hạnh vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Chị Hạnh ấp ủ mong muốn có thể chia sẻ bí kíp trồng măng tây đến những ai đang có ý định trồng giống cây này.

 

 

 Chiêm ngưỡng vườn măng tây cho thu nhập gần 2 tỷ/năm - Ảnh 11.
 

Ngoài việc cung cấp măng tây thành phẩm ra thị trường, hiện nay chị Hạnh đang tiến hành ươm các bầu cây vào chậu để cung cấp cho các hộ gia đình có mong muốn trồng cây măng tây tại nhà, vừa để ăn vừa để làm cảnh.

Theo Lao động


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay22,637
  • Tháng hiện tại797,915
  • Tổng lượt truy cập91,971,644
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây