Học tập đạo đức HCM

Sản xuất lúa khỏe re nhờ cơ giới hóa

Thứ hai - 04/06/2018 10:56
Mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang (do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông chủ trì thực hiện) có thể sẽ là tương lai của nông nghiệp miền Bắc.
11-54-56_dsc_3370
Mô hình thâm canh và ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa, giúp nâng cao giá trị sản phẩm

Nông dân hai thôn Trung Sơn và Quế Sơn (xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa) đã trải qua một vụ sản xuất lúa chưa từng có trong tiền lệ. Ông Nguyễn Văn Tuyền (chủ hộ trồng lúa ở thôn Trung Sơn) chia sẻ: Thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, khi người ta tất bật múc bùn gieo mạ, cấy lúa thì gia đình ông vẫn thong dong “ăn chơi nhảy múa” như thường. Bởi, công việc nặng nhọc đó đã có tổ dịch vụ nông nghiệp lo hết. Mỗi sào, chủ ruộng chỉ cần bỏ ra 150.000 đồng (gieo mạ) và 150.000 đồng (cấy máy).

Giống lúa được sử dụng là Thái Bắc 1789 (còn được gọi với tên khác là Đại Đồng) có chất lượng gạo tốt, cơm dẻo và mùi thơm nhẹ. Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm của mô hình (diện tích 55ha). Giá 1kg thóc Đại Đồng tươi thương phẩm bằng 1kg lúa Khang dân 18 khô (tương đương giá thóc sẽ cao hơn khoảng 1.200 đồng/kg). Nếu xảy ra thiệt hại, Cty sẽ bồi thường cho bà con bằng năng suất, sản lượng bình quân của lúa Khang dân 18.

Ông Nguyễn Xuân Hạ, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Sơn, chia sẻ: Thôn Quế Sơn đã hoàn thành dồn điền đổi thửa nên rất thuận lợi để ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Tuy nhiên, bà con mới chỉ thuê dịch vụ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và làm đất. Và, cũng chẳng ai cung ứng dịch vụ mạ khay máy cấy vì nông dân nghĩ cấy máy không năng suất bằng cấy tay.

"Từ khi Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông đưa máy cấy về xã, chúng tôi đã thành lập tổ dịch vụ nông nghiệp để cử đi học lớp tập huấn quy trình sản xuất mạ khay, vận hành máy cấy. Thời gian đầu, các thành viên trong tổ dịch vụ còn bỡ ngỡ. Nông dân làm nền đất chưa chuẩn nên xảy ra xảy ra khó khăn bước đầu. Tuy nhiên, suốt quá trình vừa làm vừa điều chỉnh, đến nay mô hình đã thành công mĩ mãn. Năng suất lúa bình quân trên 2,5 tạ/sào, trong khi năng suất lúa Khang dân 18 (được cấy đại trà vào vụ xuân tại xã Thái Sơn chỉ đạt khoảng 2,3 tạ/sào)", ông Hạ chia sẻ.

Trưởng thôn Quế Sơn Nguyễn Văn Mỳ khẳng định: Vì giống lúa Đại Đồng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhất là bệnh đạo ôn, khô vằn trong vụ xuân nên bà con không cần phun thuốc bảo vệ thực vật. Đây cũng là giống lúa chịu thâm canh cao, thực tế bà con phải bón nhiều phân hơn so với các giống lúa khác mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây.

11-54-56_dsc_3390
Ảnh: M.P

Tuy nhiên, năng suất lúa lại vượt trội. Thân cây lúa cứng nên chống đổ rất tốt trước mưa gió lớn vào thời điểm bông đỏ đuôi. Dù chưa được ăn thử cơm, nhưng nhìn kiểu hình hạt gạo thon dài, trắng trong, bà con đoán chắc chắn đây là giống lúa chất lượng. Mặc dù Cty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang vận động bà con đăng ký bán lúa, nhưng không ai muốn bán. Hiện bà con đã đăng ký mua thêm khoảng 6 tạ thóc giống Đại Đồng để gieo cấy tiếp vụ mùa.

Theo ông Đàm Quang Minh (Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông): Chi phí tất cả các khâu từ ngâm ủ giống, gieo mạ, phòng trừ sâu bệnh trên mạ và cấy lúa chỉ mất 150.000 đồng/sào, rẻ hơn một nửa so với giá công lao động thủ công. Khâu thu hoạch lúa sử dụng máy gặt đập liên hợp cũng tiết kiệm được khoảng 150.000 đồng/sào. Nếu cộng với chi phí chênh lệch giá thóc (cao hơn khoảng 1.200 đồng) và năng suất lúa (cao hơn khoảng 6 tạ/ha) so với giống Khang dân 18, thì nông dân thu lãi chênh lệch khoảng 500.000 đồng/sào (tương đương khoảng 14 triệu đồng/ha).

Ông Trần Văn Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Bắc Giang đánh giá: “Đây là mô hình điển hình về nâng cao giá trị gia tăng trong thâm canh lúa cần được nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, để làm được điều này thì nhà nước hoặc địa phương phải có chính sách hỗ trợ thời điểm ban đầu.

Một số ý kiến của thành viên tổ dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Sơn cho rằng, việc đầu tư mua máy cấy là khá lớn, trong khi thời vụ gieo cấy lại ngắn. Việc thu hồi vốn sẽ chậm. Cần có cơ chế hỗ trợ để nâng giá dịch vụ mạ khay máy cấy lên khoảng 200.000 đồng/kg, qua đó khuyến khích các HTX, nông dân cung ứng dịch vụ này.

Theo Nông nghiệp VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Hôm nay22,113
  • Tháng hiện tại797,391
  • Tổng lượt truy cập91,971,120
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây