Học tập đạo đức HCM

Nuôi vẹm xanh thu lãi hàng trăm triệu đồng

Thứ bảy - 12/05/2018 10:01
Mô hình nuôi vẹm xanh xen sò huyết trên đất bãi bồi ven biển H.An Biên (Kiên Giang) đã giúp nhiều hộ dân thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nông dân xã Nam Yên, H.An Biên thu hoạch vẹm xanh /// Ảnh: Anh Phương
Nông dân xã Nam Yên, H.An Biên thu hoạch vẹm xanh
ẢNH: ANH PHƯƠNG
 
Theo anh Phạm Văn Còn (ngụ ấp Sáu Biển, xã Nam Thái, H.An Biên), liên tục 5 năm qua, độ mặn nước biển tại bãi bồi luôn ở mức ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho vẹm xanh sinh sản tự nhiên. Năm 2014, với diện tích mặt nước bãi bồi trên 34 ha, anh Còn mua trên 1.800 cây tràm đóng xuống bãi bồi để nuôi vẹm xanh kết hợp thả nuôi sò huyết. Sau 6 tháng nuôi, anh thu hoạch trên 50 tấn vẹm xanh thương phẩm, lãi trên 400 triệu đồng. Sau đó, anh Còn bắt đầu thu tỉa sò huyết, với giá bán từ 80.000 - 90.000 đồng/kg, anh thu lãi trên 250 triệu đồng…
Dễ nuôi, đầu ra ổn định
 
 
Nuôi vẹm xanh thu lãi hàng trăm triệu đồng - ảnh 1
Sò huyết và vẹm xanh là loại dễ nuôi, không tốn công chăm sóc và không cần cho ăn. Từ 3 ha ban đầu, đến nay tôi thuê thêm 50 ha bãi bồi ven biển để nuôi sò.
Sau khi trừ chi phí, mỗi năm lãi khoảng 700 - 800 triệu đồng
 
 
Ông Bùi Văn Giả, ngụ ấp Sáu Biển, xã Nam Thái, H.An Biên
 
Ông Bùi Văn Giả (ngụ ấp Sáu Biển, xã Nam Thái) là một trong những hộ gắn bó với nghề nuôi sò huyết xen vẹm xanh bãi bồi ven biển gần chục năm nay. Ông kể trước đây gia đình nuôi tôm, cua nhưng liên tục bị mất mùa nên kinh tế rơi vào cảnh rất khó khăn. Đến khi thấy nhiều người thuê mặt nước bãi bồi ven biển nuôi vẹm xanh, sò huyết và trúng đậm, ông quyết định làm theo và trở nên khá giả. “Sò huyết và vẹm xanh là loại dễ nuôi, không tốn công chăm sóc và không cần cho ăn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi phải cất chòi canh không cho người lạ vào khai thác nên nông dân vùng này phải bám lấy mặt biển suốt vụ nuôi. Từ 3 ha ban đầu, đến nay tôi thuê thêm 50 ha bãi bồi ven biển để nuôi sò. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm lãi khoảng 700 - 800 triệu đồng”, ông Giả chia sẻ.
Vẹm xanh là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, sống ở vùng nước có độ mặn từ 20 - 30 phần ngàn, thích hợp môi trường nước sạch. Vẹm xanh tại bãi bồi ven biển có đặc điểm con giống sinh sản sẽ bám vào các cọc cây để phát triển. Nguồn thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du trong nước nên nuôi không tốn nhiều chi phí. Theo những người nuôi vẹm xanh, khâu chăm sóc loài này rất đơn giản, chỉ cần thường xuyên lặn xuống nước kiểm tra các cọc cây để xem độ lớn của vẹm. Vào mùa mưa, cần có biện pháp di dời, bảo vệ vẹm xanh không bị bùn cát vùi lấp. Do người tiêu dùng rất thích vẹm xanh, giá bán những năm gần đây luôn ổn định ở mức từ 40.000 - 45.000 đồng/kg (loại 50 - 60 con/kg).
Quê nghèo vươn lên khấm khá
Theo ông Nguyễn Việt Bình, Phó chủ tịch UBND H.An Biên, huyện có bờ biển dài 21 km, dọc theo đó là tuyến đê quốc phòng và vành đai rừng phòng hộ ven biển khoảng 1.000 ha và có trên 7.000 ha mặt nước đất bãi bồi ven biển; có ngư trường rộng nằm ở khu vực biển Tây của tỉnh Kiên Giang. Với tiềm năng bãi bồi ven biển khá lớn, những năm qua, huyện đã giao khoán cho người dân thuê để nuôi nghêu, sò huyết và vẹm xanh. Trong đó, mô hình nuôi vẹm xanh xen sò huyết giúp kinh tế người dân phát triển khá lên.
Ông Bình cho biết mô hình nuôi vẹm xanh xen sò huyết không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân các xã Nam Yên, Nam Thái, Nam Thái A mà còn tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Một hộ nuôi có thể giúp cho 5 - 7 lao động thường xuyên có việc làm với thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó còn có một lực lượng lớn lao động khi đến mùa vụ cào sò giống về bán lại cho các hộ nuôi. “Trước đây, nhiều nơi trên địa bàn huyện, cầu, đường đi lại khó khăn, nhà cửa người dân xiêu vẹo. Từ khi thực hiện phát triển kinh tế biển, nhất là tập trung vào thả nuôi sò huyết xen vẹm xanh thì đời sống người dân khấm khá hơn, xây nhà khang trang, đóng góp tiền làm cầu, đường mở hướng giao thương mua bán và cho con em đến trường thuận tiện”, ông Bình nhận xét.
Theo Thanh Niên

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại795,924
  • Tổng lượt truy cập91,969,653
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây