Học tập đạo đức HCM

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP ở Vân Đồn

Thứ bảy - 30/01/2021 23:58
Không chỉ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, việc phát triển chương trình OCOP ở Vân Đồn thời gian qua cũng cho thấy những bài học quý giá về xây dựng thương hiệu, phát huy lợi thế địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm. Câu chuyện về sản phẩm cam, các sản phẩm hải sản chế biến là ví dụ điển hình.

Trong thời gian phát triển chương trình OCOP từ năm 2013 đến nay, Vân Đồn đã tạo được những kết quả, thế mạnh nhất định. Tổng số sản phẩm tham gia chương trình OCOP của huyện hiện là 26 sản phẩm, trong đó 16 sản phẩm đạt từ 3-5 sao. Điều đáng chú ý nhất là việc vươn lên khẳng định thương hiệu, giá trị kinh tế của các sản phẩm như: Hải sản chế biến Bavabi, cam Vạn Yên… là câu chuyện thú vị.

Vùng trồng cam Vạn Yên (Vân Đồn) được phát triển theo mô hình Viet GAP.

Đối với sản phẩm hải sản và hải sản chế biến thương hiệu Bavabi của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thuỷ sản Quảng Ninh là câu chuyện của sự kiên trì, bài bản trong xây dựng, phát triển sản phẩm. Dù có vùng nguyên liệu lớn nhưng bao năm nay hàu, trai và nhiều loại hải sản Vân Đồn khác chưa thực tạo được giá trị gia tăng lớn, nhiều khi phải giải cứu do bí đầu ra. Từ thời điểm năm 2015, các sản phẩm OCOP thương hiệu Bavabi mới bước ra thị trường.

Dù gặp không ít khó khăn, sản phẩm Bavabi ngày càng được cải tiến, nâng cao chất lượng, được thiết kế thay đổi quy cách đóng gói, cách quảng bá. Đơn vị còn thuê những đơn vị thiết kế nhãn mác, bao bì chuyên nghiệp, đẹp. Từ sáng tạo thiết bị chế biến riêng, đơn vị còn mạnh dạn nhập các thiết bị chế biến tiên tiến, công nghệ Nhật Bản, hiện đại hoá nhà xưởng…

Nhờ đó, các sản OCOP Bavabi đặc biệt là ruốc hàu, ruốc cơ trai dần khẳng định chất lượng, công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao (năm 2016 và 2019), dần vươn vào hệ thống siêu thị lớn và xuất khẩu đi các thị trường Đức, Đài Loan…

Với cam Vạn Yên, đây là đặc sản địa phương, giống bản địa quý và có diện tích trồng lớn. Tuy nhiên trước năm 2016, sản phẩm chưa được biết tới nhiều, chất lượng chưa được khẳng định dù tiềm năng lớn. Nhờ kiên trì, nỗ lực và đi đúng hướng trong xây dựng vùng trồng cam theo thương hiệu Viet GAP, phát triển sản phẩm “sạch”... đã giúp sản phẩm đi xa hơn.

“Kinh nghiệm chăm bón, nguồn nước tưới từ những khe nước trong rừng chảy ra; sử dụng phân bón hữu cơ, trừ sâu bệnh bằng thiên địch mà không dùng thuốc trừ sâu… đã giúp chất lượng quả ngon, ngọt hơn, đặc biệt là sạch. Đó là điều các HTX, các hộ trồng cam ở đây cùng nhau thống nhất và tuân thủ” - anh Trần Văn Hậu, Giám đốc HTX Nông trang Vạn Yên gồm gần 20 thành viên chia sẻ.

Được công nhận sản phẩm OCOP năm 2016, cam Vạn Yên dần khẳng định thương hiệu không chỉ ở bao bì, nhãn mác mà từ chính chất lượng của sản phẩm sạch. Giá bán cũng ổn định từ 30-35 nghìn đồng/kg. Thu nhập các hộ trồng cam trung bình đạt 100-200 triệu đồng/năm. Ít ai nghĩ rằng, giống quý này đã từng suýt bị chặt bỏ sạch vì kém hiệu quả, giá bán thấp.

Có thể thấy, các sản phẩm OCOP trên được quan tâm xây dựng, phát triển bài bản, khẳng định chỗ đứng và hiệu quả kinh tế đưa lại. Trong đó, sự bài bản, vai trò của các đơn vị, tổ chức OCOP, đặc biệt là người đứng đầu trong kiên trì theo đuổi và khẳng định thương hiệu dựa trên những đặc trưng, thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh nỗ lực đó, dễ thấy các sản phẩm được lựa chọn phát triển đều dựa trên thế mạnh vùng nguyên liệu, vùng trồng rộng lớn; quan tâm tới quảng bá, xúc tiến thương mại rộng rãi. Thời gian vừa qua, huyện Vân Đồn đã rất quan tâm tới việc xác định rõ quy hoạch vùng trồng cam, vùng nuôi trồng hàu và thuỷ hải sản khác. Điều này giúp các sản phẩm có vùng nguyên liệu phát triển bền vững, chất lượng hơn.

"Không chỉ vậy, việc tập trung nguồn lực giúp các sản phẩm được quảng bá, xúc tiến rộng rãi; thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn, chuỗi tiêu thụ đứt gẫy do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Điều này đã đem lại nhiều lợi ích, tiếp sức thiết thực cho sản phẩm, cho doanh nghiệp" - ông Nguyễn Sinh Lượng, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Vân Đồn chia sẻ.



Các sản phẩm OCOP từ hải sản Vân Đồn thương hiệu Bavabi luôn đổi mới chất lượng, mẫu mã, bao bì, thu hút người tiêu dùng.

Theo thống kê, hàng năm, huyện hỗ trợ trung bình khoảng 200 triệu đồng từ nguồn xây dựng nông thôn mới giúp 2 sản phẩm trên và nhiều sản phẩm OCOP của huyện tham gia quảng bá, xúc tiến giới thiệu tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh; kết nối tiêu thụ vào các thị trường, các kênh phân phối lớn…

Huyện cũng phối hợp các cơ quan, ban, ngành của tỉnh với các Viện, Trung tâm ở trung ương chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ về tem nhãn, mác, mã vạch; đăng ký chỉ dẫn địa lý, sở hữu trí tuệ, phát triển giống mới, công nghệ mới... Đây là những hỗ trợ đắc lực giúp các đơn vị nâng tầm thương hiệu, phát triển bền vững.

Như vậy có thể thấy, xác định đúng hướng đi, biết phát huy sản phẩm đặc trưng dựa trên thế mạnh vốn có cùng sự hỗ trợ của chương trình OCOP... sẽ đưa lại thành công, chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm.

Theo Tạ Quân/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay21,788
  • Tháng hiện tại289,352
  • Tổng lượt truy cập90,352,745
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây