Học tập đạo đức HCM

Thúc đẩy sản phẩm OCOP chủ lực ở Bình Liêu

Chủ nhật - 07/03/2021 05:57
Từ sản xuất thủ công truyền thống, nay sản phẩm miến dong Bình Liêu đã trở thành sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, đồng thời tiếp tục được huyện quan tâm đầu tư phát huy thế mạnh sản phẩm này.

Với thế mạnh riêng, từ lâu miến dong được coi là chủ lực của huyện Bình Liêu. Hiện trên địa bàn huyện có 1 doanh nghiệp, 4 HTX, 3 cơ sở sản xuất và 40 hộ sản xuất miến dong. Đáng chú ý là sản phẩm này sử dụng 100% nguyên liệu địa phương. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, sản phẩm đã lan rộng trong thị trường cả nước, đưa lại doanh thu trung bình khoảng 56 tỷ đồng/năm.


Phơi miến dong ở Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu.

Năm 2017, sản phẩm được công nhận là sản phẩm chủ lực cấp tỉnh. Từ sản xuất thủ công truyền thống, nay miến dong đã được đầu tư đáng kể, thành một sản phẩm uy tín, chất lượng. Tuy để thực sự phát huy thế mạnh, sản phẩm này còn gặp không ít khó khăn về vùng nguyên liệu chưa thật ổn định, nguồn lực ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm...

Bà Lê Thị Thu Hương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, chia sẻ: Sau khi được công nhận, huyện Bình Liêu đã tập trung nhiều giải pháp, hỗ trợ để phát huy thế mạnh, nâng cao chất lượng, phát triển bền vững, bài bản thế mạnh này.

Theo đó, ngay sau chỉ đạo của UBND tỉnh, tháng 6/2018, Bình Liêu đã ban hành kế hoạch hành động chi tiết, xác định rõ mục tiêu, cách làm cụ thể. Để phát huy hết thế mạnh, phát triển bền vững, vấn đề đầu tiên được quan tâm là quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu; hỗ trợ phát triển vùng trồng. Huyện đã hoàn thiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất hoàng hoá tập trung.

Trong đó, xác định rõ vùng trồng dong riềng tới 2020 là 500ha, duy trì tới năm 2030. Đồng thời, thực hiện ký kết tiêu thụ củ dong giữa 100% cơ sở sản xuất và người dân; ký biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm giữa Bình Liêu và Tiên Yên ngay tháng 1/2018.

Về nâng cao chất lượng nguyên liệu, huyện ứng dụng KHCN, trồng các giống mới DR1, DR 2-13, DR3-10 của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), thâm canh ngay trên địa bàn xã Lục Hồn, thị trấn Bình Liêu. Ngoài ra, huyện cũng thực hiện mô hình thâm canh dong riềng theo hướng hữu cơ với quy mô 8ha trên địa bàn 4 xã: Đồng Tâm, Vô Ngại, Lục Hồn, Tình Húc trong năm 2018.

Nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm, huyện chú trọng đầu tư quy trình sơ, chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm theo chu trình OCOP. Giải quyết vấn đề nguyên liệu sản xuất, huyện hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng cho 2 đơn vị nâng cấp hệ thống dây chuyền chế biến miến dong; nhà xưởng và hệ thống xử lý môi trường. Qua đó, phần nào “gỡ khó” cho khâu sát bột để dự trữ cho sản xuất. Huyện cũng quan tâm quản lý chất lượng, hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện nhãn mác bao bì, 100% đơn vị dán tem truy xuất nguồn gốc…


Quy trình đóng gói, bao bì, nhãn mác của sản phẩm miến dong được cải tiến, nâng cấp.

Một trong những điểm nổi bật để thúc đẩy sản phẩm chủ lực là việc áp dụng, thực hiện các cơ chế chính sách kịp thời. Đó là 5 dự án giống, trị giá trên 1,28 tỷ đồng được phê duyệt năm 2018 trên địa bàn thị trấn và 5 xã trọng điểm.

Khắc phục vấn đề nguồn điện cho sản xuất, huyện thực hiện đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống điện, nâng công suất trạm biến áp tại thôn Pắc Pò - Nà Áng (xã Đồng Tâm), thôn Nà Ếch (Húc Động). Nhờ đó đã đáp ứng nguồn điện đủ khoẻ, ổn định nâng công suất cơ sở chế biến. Riêng Công ty CP TM &DV Bình Liêu nâng công suất củ dong lên 4 lần, làm sạch bột lên gấp 2 lần…

Về chính sách hỗ trợ lãi suất, huyện thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho các cơ sở. Cụ thể, huyện hỗ trợ lãi suất vay 10/13,8 tỷ đồng cho Công ty CP TM & DV Bình Liêu, HTX Phát triển Đình Trung hỗ trợ lãi suất 1 tỷ đồng và từ 200 - 300 triệu đồng cho các cơ sở khác.

Ngoài ra, huyện còn tích cực hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp này đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ tại các hội chợ và các sự kiện, lễ hội; thúc đẩy tìm các kênh tiêu thụ, các siêu thị, đại lý.

Tuy nhiên, để có nguồn lực, sức mạnh đồng bộ phát huy hơn nữa sản phẩm chủ lực này, cũng cần quan tâm tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ, đa đạng hoá sản phẩm, nâng cao vốn lưu động giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nguyên liệu cho người dân.

Theo Hà Phong/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập224
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại776,284
  • Tổng lượt truy cập88,131,354
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây