Học tập đạo đức HCM

4 xu hướng thay đổi ngành gia cầm toàn cầu

Thứ bảy - 15/09/2018 04:15
Thị hiếu tiêu dùng, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs), cắt giảm sử dụng kháng sinh và áp lực sản xuất bền vững đang thay đổi cách thức sản xuất gia cầm và trứng trên toàn thế giới. Dưới đây là 4 xu hướng có ảnh hưởng lớn nhất tới ngành gia cầm toàn cầu đã được tổng kết tại VIV Europe 2018.

Thị hiếu tiêu dùng và NGOs

Tác động từ phía người tiêu dùng và các tổ chức NGOs đang có chiều hướng gia tăng đã khiến thách thức trong sản xuất gia cầm truyền thống ngày càng chồng chéo. Nói về tương lai ngành gia cầm, Magnus Swalander, Tổng Giám đốc R&D của Aviagen cũng khẳng định: thị hiếu của người tiêu dùng đang thay đổi. Họ không chỉ quan tâm các công ty sản xuất những sản phẩm gì mà họ còn muốn biết thực phẩm được sản xuất thế nào. Đô thị hóa gia tăng, tỷ lệ cư dân thành phố cao hơn vùng nông thôn kéo theo sư thiếu hụt kiến thức hiểu biết về sản xuất nông nghiệp là điều dễ hiểu. Tại Anh, chỉ 1,1% dân số liên quan đến nông nghiệp, bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người dân không hiểu biết về sản xuất thực phẩm nông nghiệp. 

Các tổ chức NGOs đang tạo ra áp lực lên ngành gia cầm qua các hoạt động truyền thông. Ví dụ, tổ chức Wakker Dier tại Hà Lan đã tác động tới các siêu thị lớn như Albert Heijin chỉ mua và tiêu thụ giống gà “thân thiện môi trường”. Xu hướng tương tự cũng xuất hiện ở trứng gia cầm, Eric Helmink, Giám đốc Hotraco cho biết. Các NGOs cũng tạo áp lực lên các chủ sở hữu những thương hiệu lớn ở mọi cấp độ và trên phạm vi toàn cầu. Thương hiệu lớn như McDonald cũng bị chi phối bởi NGOs ở những thị trường phát triển và đang phát triển như Trung Quốc và Nga. 

  

Bền vững và phúc lợi động vật

Sản xuất bền vững và phúc lợi động vật tiếp tục trở thành vấn đề quan trọng và được quan tâm trong ngành gia cầm trên toàn thế giới. Chuyển hóa thức ăn tốt là chìa khóa của sự bền vững, Swalander cho biết. Nhưng nuôi gà hiệu quả cũng đồng nghĩa con gà đó khỏe mạnh, hệ xương phát triển tốt và hỗ trợ trao đổi chất cũng như tỷ lệ sống tốt. Những đặc tính này ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây. 

Với các công ty chăn nuôi gia cầm, mối quan tâm hàng đầu chính là “nuôi bền vững”, tức là phải đảm bảo cân bằng giữa đầu vào và đầu ra. Đầu vào gồm thức ăn, nước uống, chất độn chuồng và kháng sinh. Còn đầu ra, nếu trước kia chỉ là chất lượng hay năng suất thịt và trứng, thì ngày nay còn bao gồm cả sức khỏe vật nuôi cũng như phúc lợi động vật. Quan điểm về phúc lợi động vật khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng đã trở thành mối quan tâm của toàn cầu, không chỉ riêng các quốc gia phát triển như trước đây. 

  

Kháng sinh và sức khỏe vật nuôi

Duy trì sức khỏe cho đàn vật nuôi như giảm sử dụng kháng sinh vừa là thách thức lớn và mối quan tâm hàng đầu của ngành trứng và gia cầm toàn cầu. Tại Mỹ, chỉ trong thời gian ngắn nhưng tỷ lệ hộ chăn nuôi gia cầm không kháng sinh đã đạt 40%. Tại Anh, sử dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi cũng giảm tới 40% trong giai đoạn 2012 - 2016. 

Nhiều ngành trong chuỗi sản xuất đang nỗ lực khắc phục thách thức kháng sinh theo nhiều cách khác nhau. Các công ty chăn nuôi thường có xu hướng tập trung vào tỷ lệ sống tốt, vật nuôi khỏe mạnh và không mắc các bệnh đường ruột. 

  

Tầm quan trọng của thương hiệu

Ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu, đặc biệt tại thị trường trứng gia cầm. Điều này không phải lúc nào cũng tạo ra tác động tích cực. Những thương hiệu tốt được kỳ vọng làm gia tăng sự cạnh tranh lành mạnh nhưng việc xuất hiện quá nhiều thương hiệu sẽ khiến người tiêu dùng rối loạn. Với các hãng sản xuất gia cầm, dự đoán thay đổi thị trường là điều quan trọng. Để làm được điều này, cần nhiều thời gian kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng, hãng bán lẻ, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu… 

  

 

Tuấn Minh

(Theo Internationalpoultry)


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập400
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại865,582
  • Tổng lượt truy cập92,039,311
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây