Học tập đạo đức HCM

Bệnh nấm phổi ở đà điểu

Thứ bảy - 22/09/2018 07:55
Bệnh nấm phổi trên đà điểu thường do nấm Aspergillus Fumigatus gây nên, gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 50%, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nuôi nếu không có biện pháp phòng và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân

Nấm nói chung là tác nhân gây bệnh về hô hấp cho đà điểu. Bệnh thường do chủng nấm Aspergillus fumigatus gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nấm ở đà điểu nhỡ là do chủng nấm A. flavus và A. niger gây ra, các bào tử nấm này có thể truyền qua rác hoặc thức ăn bị nhiễm mốc hoặc do hít phải các bào tử nấm trong khu vực ấp trứng bị nhiễm mốc. 

Nuôi đà điểu với mật độ vừa phải tránh ô nhiễm môi trường nuôi Ảnh: ST
Nuôi đà điểu với mật độ vừa phải tránh ô nhiễm môi trường nuôi   Ảnh: ST
  

Vào các tháng mùa mưa, độ ẩm không khí tăng cao, chuồng trại thường xuyên bị ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho bệnh nấm phổi phát sinh trên đà điểu. Bệnh chỉ nhiễm qua đường hô hấp và biểu hiện cục bộ trong đường hô hấp, túi khí. Chuồng trại kém thông thoáng, ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho các bào tử nấm phát triển mạnh hoặc do thức ăn bị nhiễm nấm. Bệnh có thể truyền ngay từ trong máy ấp do trứng hoặc máy ấp không bảo đảm vệ sinh, qua không khí bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí gia cầm. Ở những con đà điểu trưởng thành khi bị stress do vận chuyển, sự va chạm trong cùng một cũi... sẽ làm bệnh phát ra nhanh chóng. 

  

Triệu chứng

Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ 3 - 8 tuần tuổi. Các triệu chứng của bệnh là mệt mỏi, biếng ăn, còi cọc và khả năng chết lên tới 50%. Trái với giống gia cầm khác, tuy bị tổn thương phổi rất nghiêm trọng nhưng ở đà điểu không thấy thể hiện bất cứ một triệu chứng lâm sàng nào của bệnh hô hấp thường gặp. 

• Đà điểu gầy yếu, ăn ít, uống nước nhiều, nhịp thở tăng nhất là khi bị dồn đuổi 

• Thở theo nhịp giật cục, phần lông da ở ức lồi lõm mạnh theo nhịp thở 

• Nhiều trường hợp thở có tiếng khò khè hay thở ống (hút thuốc lào) 

• Tỷ lệ chết cao, nhưng con đà điểu không chết thì bị còi cọc, lông xơ xác và mang di chứng suốt đời dẫn đến suy dinh dưỡng khó tăng trọng. 

  

Bệnh tích

Xuất hiện các nang nấm trên phổi là những hạt màu trắng hoặc từng đám làm phổi biến dạng, nhiều chỗ phổi bị viêm kế phát biến đổi thành gan hóa. Nếu kế phát nhiễm khuẩn sẽ gây viêm bã đậu ở túi khí làm viêm dày hoặc thủng túi khí. 

  

Điều trị

 Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị riêng rẽ từng cá thể chỉ thành công cục bộ và tốn kém. 

 Có thể pha dung dịch sunfat đồng (tỷ lệ 1:200) làm nước uống cho đà điểu để tránh cho bệnh khỏi lan rộng hơn. Cách hạn chế bệnh tốt nhất là loại trừ nguyên nhân gây bệnh, cần phải kiểm tra kỹ để loại trừ mốc trong các thùng đựng rác, thức ăn và nước uống, đồng thời phải khử trùng buồng ấp trứng bằng formalin (55 ml/cm³) và permanganat kali (35 g trong thể tích một cm³). 

  

Phòng bệnh

Đà điểu dễ bị lây nhiễm do chất độn chuồng thường chứa nhiều mầm bệnh. Thông thoáng khí tốt và khống chế mật độ đàn thích hợp là điều cần lưu ý. Kết quả tốt nhất đạt được khi kết hợp phun khử trùng không khí và trang thiết bị. Thông thoáng khí thích hợp sẽ hạn chế bào tử nấm (ở cỏ khô, dụng cụ, phương tiện vận chuyển) và hạn chế stress; Quan tâm thích đáng đến điều kiện vệ sinh máy ấp và ổ đẻ là cần thiết để đảm bảo cho đà điểu non giai đoạn ban đầu không bị nhiễm bào tử nấm. Cùng với đó, cần: 

• Giữ chuồng trại luôn khô ráo, vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ 

• Nuôi ở mật độ vừa phải tránh ô nhiễm môi trường chuồng nuôi 

• Không để thức ăn thừa lẫn trong chất độn chuồng 

• Sử dụng thuốc chống nấm như Nystatin hay các loại thuốc chống nấm khác 

• Trường hợp đà điểu đã nhiễm nặng, tách riêng để điều trị bằng thuốc chống nấm 

• Có thể dùng Nystalin liều 25 - 30 mg/kg trọng lượng cho 1 ngày (dùng 3 ngày) 

• Tăng cường trợ sức trợ lực bằng các loại Vitamin + đường glucoza. 


 
 

Phạm Hải/nguoichannuoi.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,250
  • Tổng lượt truy cập90,252,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây